Lần đầu tiên bạn phát hiện ra một đám mụn nhỏ li ti màu đỏ rải rác trên mông con mình, bạn chắc chắn sẽ hơi hoảng sợ. Nhưng hăm tã khá phổ biển ở trẻ sơ sinh - ít nhất một nửa số trẻ mặc tã bị hăm và hầu như trẻ nào cũng từng bị một lần. ...

Hăm tã ở trẻ trong mùa nắng nóng 

Bạn có thể coi hăm tã (tình trạng kích ứng da ở mông và đùi trong của bé) là một vấn đề có thể xảy ra nếu con bạn đang mặc tã. Nhưng những lời khuyên và phương pháp điều trị dưới đây sẽ giúp chữa hăm tã, cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.

Các loại hăm tã

Có nhiều loại hăm tã khác nhau, bao gồm:

  • Hăm cọ xát (loại phổ biến nhất): Mần đỏ thường kèm theo các nốt nhỏ hoặc vết sưng tấy ở những vùng có độ ma sát cao.
  • Nhiễm trùng nấm men (viêm da do nấm candida): Phát ban màu đỏ tươi, mềm, thường bắt đầu ở các nếp gấp giữa bụng, đùi và lan rộng từ đó.
  • Cứt trâu ở trẻ nhỏ (viêm da tiết bã): Phát ban màu đỏ đậm với vảy vàng xuất hiện trên đầu trẻ sơ sinh - nhưng cũng có thể bắt đầu hoặc lan xuống vùng quấn tã.
  • Chàm (viêm da dị ứng): Các mảng đỏ, khô, ngứa, có xu hướng xuất hiện trên mặt và da đầu nhiều hơn vùng quấn tã.
  • Chốc lở: Một bệnh nhiễm khuẩn thứ phát điển hình bằng các vết loét lớn, đầy mụn nước, vỡ ra dịch lỏng màu vàng, sau đó đóng vảy.
  • Hăm thô: Phát ban thô nổi lên ở các nếp gấp da, có ngứa hoặc chảy dịch trắng hoặc vàng.

Có nên dùng kem chống hăm tã ?

Dự phòng là cách chữa hăm tã tốt nhất. Thoa một lớp thuốc mỡ hoặc kem dày và có tác dụng bảo vệ lên mông em bé lúc vệ sinh sau khi thay tã có thể giúp ngăn ngừa hăm tã và làm dịu vết hăm hiện có và tránh kích ứng thêm.

Có hai loại: sản phẩm làm từ dầu (như thuốc mỡ A&D hoặc dầu bôi trơn) và sản phẩm có chứa oxit kẽm (như Desitin hoặc Balmex). Cơ địa mỗi em bé là khác nhau, vì vậy hãy thử xem loại kem chống hăm tã nào phù hợp nhất cho con bạn.

Trước khi thoa thuốc mỡ hoặc kem lên mông em bé, hãy đảm bảo rằng da vùng bôi đã khô hoàn toàn. Lượng ẩm bị giữ lại bên dưới lớp kem có thể khiến trẻ dễ bị hăm tã hơn - hoặc khiến tình trạng hăm trở nên tồi tệ hơn.

Đừng cố gắng lau lớp kem trong mỗi lần thay tã - việc chà xát có thể làm tổn thương da của trẻ và khiến trẻ dễ bị hăm hơn.

Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên bạn không nên dùng các loại thuốc mỡ không kê đơn có chứa kháng sinh, vì một số thành phần trong đó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng kích ứng da.

Các phương pháp điều trị hăm tã khác

Bạn có thể cân nhắc thử các phương pháp điều trị thay thế như:

  • Thuốc mỡ cây phỉ
  • Sữa mẹ
  • Nha đam hoặc hoa cúc kim tiền
  • Đất sét gội đầu

Mặc dù một số người đã thành công với các loại phương pháp điều trị thay thế này, nhưng chưa có bằng chứng khoa học đảm bảo hiệu quả. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ đi khám.

Nguyên nhân gây hăm tã

Sự kết hợp của các yếu tố góp phần vào việc bé bị hăm tã, bao gồm:

  • Tã bẩn: Hầu hết các vết hăm do tiếp xúc lâu với tã bẩn. Các enzym trong phân có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ. Ẩm ướt cũng khiến má trẻ dễ bị hăm hơn
  • Ma sát tã: Khi làn da mềm mại của trẻ gấp lại hoặc cọ xát vào nhau hoặc với tã, có thể làm tăng kích ứng da và gây hăm
  • Men: Nấm men là một nguyên nhân phổ biến khác, đặc biệt là trong các trường hợp hăm dai dẳng, vì nấm men ưu môi trường ẩm ướt. Hơn nữa, nếu mẹ đang cho con bú và dùng thuốc kháng sinh - hoặc nếu em bé đang sử dụng những loại thuốc này - nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm men (và tiêu chảy), dẫn đến hăm tã
  • Chất kích ứng: Các thành phần trong tã dùng một lần, khăn lau, sản phẩm tắm gội, sữa tắm và bột giặt đều có thể gây kích ứng làn da mỏng manh của bé và gây hăm tã
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Phân của trẻ bú sữa mẹ có thể thay đổi về độ đặc và tần suất tùy thuộc vào những gì mẹ ăn. Bạn có thể nhận thấy điều tương tự xảy ra khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc và tập ăn nhiều loại thức ăn hơn.

Vì thế mông bé tiếp xúc với nhiều thứ hơn, nên không có gì lạ khi bé dễ bị hăm hơn.

Triệu chứng hăm tã 

Triệu chứng hăm tã. Nguồn: whattoexpect.comTriệu chứng hăm tã. Nguồn: whattoexpect.comBạn không biết vết hăm tã trông như thế nào? Dấu hiệu nhận biết là phát ban đỏ, sưng tấy trên bộ phận sinh dục, dưới hoặc trên đùi bé. Nó có thể nhẹ hoặc bao phủ một phần lớn diện tích da quấn tã. Đôi khi, nó có thể lan rộng ra ngoài vùng quấn tã. Trong trường hợp nặng hơn, xuất hiện mụn nhọt, mụn nước hoặc vết loét và chảy dịch hoặc chảy mủ.

Em bé biểu hiện sự khó chịu bằng cách quấy khóc, khi bạn rửa hoặc lau khu vực bị hăm trong quá trình thay tã.

Hãy nhớ: Khi nghi ngờ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa và đừng tự chẩn đoán ở nhà.

Biện pháp điều trị hăm tã tại nhà 

Để giữ cho làn da bé luôn mềm mại, tốt nhất bạn nên áp dụng các phương pháp phòng ngừa hăm tã:

  • Thay tã cho bé thường xuyên: Thay tã lót bằng tã sạch, khô đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa hăm tã. Bởi vì khi da ẩm quá lâu, da sẽ tăng lượng enzyme gây hăm hơn. Vì vậy, ngay cả khi bé không quấy khóc, hãy thay tã ngay khi nó ướt hoặc bẩn. Cố gắng cho trẻ thay tã mới sau một đến hai giờ hoặc lâu hơn. Và đừng quên thoa kem chống hăm!
  • Rửa tay trước và sau: Giúp tránh lây lan vi trùng gây hăm tã.
  • Thông thoáng: Trước khi thay tã, hãy để mông bé được thoáng khí. Che mông bé bằng một miếng đệm thấm hút hoặc khăn để mông bé được thoáng khí. Cố gắng để khu vực này được thông thoáng vài lần một ngày, ít nhất 10 phút một lần
  • Nới lỏng: Để lại một chút không gian khi mặc tã. Bạn muốn tã con mình vừa khít để tránh bị rò rỉ nhưng không quá chật khiến tã bị cọ xát và nứt nẻ. Bạn thậm chí có thể tăng kích thước để có thêm không gian cho đến khi hết hăm. Nếu bé dùng tã vải, hãy sử dụng các loại tã thoáng khí
  • Tránh các chất gây kích ứng: Tránh nước hoa và cồn trong xà phòng, khăn lau em bé có mùi thơm và các sản phẩm khác tiếp xúc với vùng hăm của bé. Ngăn ngừa hăm tã bằng cách lau sạch mông bé bằng bông gòn hoặc khăn tẩm nước ấm thay vì dùng khăn lau - ít nhất là trong giai đoạn sơ sinh, khi làn da non nớt nhạy cảm nhất. Bạn có thể chỉ dùng nước hoặc chọn các sản phẩm không chứa cồn, không mùi nếu con bạn dễ bị mẩn ngứa. Chỉ dùng xà phòng khi cần thiết
  • Thường xuyên tắm rửa: Tắm hàng ngày hoặc cách ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, không có mùi thơm giúp vùng da bị hăm dễ chịu hơn. Chỉ cần lưu ý là không tắm cho trẻ quá nhiều, điều đó cũng có thể gây kích ứng da. Khi nghi ngờ, hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa về tần suất tắm cho bé.
  • Thay đổi nhãn hiệu hoặc loại tã: Đôi khi đồ dùng một lần siêu thấm hút ẩm hiệu quả đến mức chúng giúp kích thích phát ban nhiều hơn. Hãy thử trải nghiệm nhiều loại tã khác nhau hoặc chuyển sang vải xem hăm tã có giảm bớt không. Tã vải ít thấm hút hơn, do đó cần thay thường xuyên hơn (thay đổi để tốt hơn nếu tã mới ít gây hăm). Nhưng tã vải cũng có thể gây hăm tã nhiều hơn (hoặc các trường hợp nặng hơn), điều này rất phức tạp do bạn không thể dùng nhiều loại kem chống hăm tã cho trẻ. Nếu điều đó xảy ra với con bạn, hãy thay chất tẩy rửa mà bạn giặt tã sang một loại không chứa thuốc nhuộm và các chất gây kích ứng có thể hữu ích đối với vải dùng một lần.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Không chỉ mình bạn lo lắng về chứng hăm tã. Đó là một trong những lý do phổ biến nhất khiến cha mẹ liên hệ với bác sĩ nhi khoa.

Bạn sẽ cần đưa con đi khám bác sĩ nhi khoa nếu:

  • Phát ban không biến mất hoặc cải thiện sau vài ngày
  • Phát ban trở nên nặng hơn mặc dù đã cố gắng điều trị tại nhà
  • Xuất hiện mụn nhọt, da bong tróc, mụn nước hoặc mụn mủ
  • Hăm gây đau đớn 
  • Hăm lan rộng ra ngoài vùng quấn tã
  • Sốt kèm theo phát ban.

Bác sĩ nhi khoa có thể kê đơn thuốc bôi hoặc kem chống nấm tại chỗ, kem bôi steroid, hoặc đôi khi là thuốc kháng sinh uống để giúp loại bỏ hăm tã.

Hãy nhớ rằng: Hầu hết em bé đều bị hăm khu vực quấn tã. Nhưng ngay cả khi bạn không thể ngăn ngừa hoàn toàn chứng hăm tã, bạn có thể làm nhiều cách để giảm thiểu những nốt mụn đó.

Tags:

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT