Phẫu thuật cắt tử cung: Mục đích, quy trình tiến hành và quá trình hồi phục
Phẫu thuật cắt tử cung: Mục đích, quy trình tiến hành và quá trình hồi phục

Cắt tử cung là phẫu thuật mổ cắt bỏ tử cung. Bạn sẽ mất khả năng mang thai và không còn kinh nguyệt. Lý do tiến hành phẫu thuật này bao gồm ra máu bất thường, sa tử cung, u xơ và ung thư tử cung. Quá trình hồi phục thường mất từ bốn đến sáu tuần, tùy thuộc vào loại phẫu thuật mà bạn thực hiện.

U bì buồng trứng: Những thông tin bạn cần biết
U bì buồng trứng: Những thông tin bạn cần biết

U bì buồng trứng (hay còn gọi là U quái buồng trứng) là một khối u phát triển bên trong buồng trứng có nguồn gốc do tế bào mầm phát triển và biệt hóa sẽ tạo thành u quái trưởng thành với cấu trúc chứa các mô tuyến bã, da, tóc, xương… Tổ chức của u bì buồng trứng là tổ chức phát triển từ mô thượng bì trong thời phôi thai.

Hyperthermia- Liệu pháp tăng thân nhiệt trong điều trị ung thư là gì?
Hyperthermia- Liệu pháp tăng thân nhiệt trong điều trị ung thư là gì?

Tăng thân nhiệt (Hyperthermia) là quá trình tăng nhiệt độ cơ thể lên mức cao hơn bình thường. Thông thường, nhiệt độ cơ thể cao thường gặp trong một cơn sốt. Nó cũng có thể liên quan đến say nắng. Tuy nhiên, tăng thân nhiệt cũng là một phương pháp điều trị sử dụng nhiệt để tiêu diệt tế bào ung thư. Nó cũng có những mục đích y tế khác.

Ung thư hạ họng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và tiên lượng bệnh
Ung thư hạ họng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và tiên lượng bệnh

Ung thư hạ họng là một loại ung thư hiếm gặp ở vùng cổ họng. Hạ họng là phần dưới cùng của cổ họng. Các triệu chứng của ung thư vòm họng (như đau họng) có thể rất giống với cảm lạnh thông thường. Giống như hầu hết ung thư vùng đầu cổ, ung thư họng cũng liên quan đến hút thuốc lá và uống rượu. Điều trị thường kết hợp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

Ung thư ruột là gì? Yếu tố nguy cơ và các biện pháp điều trị
Ung thư ruột là gì? Yếu tố nguy cơ và các biện pháp điều trị

Ung thư ruột (bowel cancer) phát triển từ lớp lót bên trong ruột (gọi là niêm mạc) và thường khởi phát từ sự tăng sinh của niêm mạc ruột (gọi là polyp). Nó có thể trở thành ung thư xâm lấn nếu không được phát hiện. Tùy thuộc vào vị trí ung thư khởi phát, ung thư ruột có thể được gọi là ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng.

Ung thư trực tràng và các yếu tố góp phần cải thiện tỷ lệ sống sót
Ung thư trực tràng và các yếu tố góp phần cải thiện tỷ lệ sống sót

Khi đối mặt với căn bệnh ung thư, không có gì có thể chắc chắn, con người luôn muốn tìm hiểu càng nhiều càng tốt về căn bệnh này và mọi thứ sau đó sẽ diễn ra như thế nào. Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư trực tràng được trình bày ở đây sẽ giúp bạn hiểu được phần nào vấn đề đang gặp phải, nhưng điều quan trọng cần nhớ là tỷ lệ sống sót chỉ mang tính khái quát và cơ hội sống sót của từng cá nhân là khác nhau. Những con số này được thống kê dựa trên tỷ lệ sống sót trong quá khứ. Ví dụ, tỷ lệ sống sót sau 5 năm được ghi nhận vào năm 2017 sẽ áp dụng cho những người được chẩn đoán bắt đầu từ năm 2012 trở về trước. Do có các phương pháp điều trị mới trong vài năm qua, những tỷ lệ này có thể không phản ánh chính xác cho những bệnh nhân bị ung thư trực tràng hiện nay.

Các phương pháp điều trị ung thư trực tràng giai đoạn IV
Các phương pháp điều trị ung thư trực tràng giai đoạn IV

Sau khi đánh giá lâm sàng về ung thư trực tràng, bệnh được xác định là giai đoạn IV nếu kết quả đánh giá cuối cùng cho thấy tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận ở phần xa của cơ thể như gan, phổi, xương hoặc các vị trí khác. Một số bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn IV có thể điều trị khỏi bệnh và những bệnh nhân khác khi được điều trị giảm nhẹ sẽ cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn IV có thể được chia thành hai nhóm: nhóm bệnh nhân ung thư có thể loại bỏ được bằng phẫu thuật và nhóm bệnh nhân ung thư xâm lấn rộng, di căn nhiều nơi không thể phẫu thuật.

Ung thư xương hàm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị
Ung thư xương hàm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị

Ung thư xương hàm nguyên phát rất hiếm gặp. Đôi khi, ta gặp những u nang hoặc khối u hình thành trong vùng xương hàm, được gọi là u quái, tuy nhiên những khối u này thường là lành tính (không phải ung thư). Thực tế trên lâm sàng, các bệnh ung thư xuất phát từ sàn miệng (cả trước và sau), tuyến nước bọt, đáy lưỡi, amidan và vòm miệng có thể nhanh chóng tiến triển tổn thương đến xương hàm dưới và xương hàm trên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đề cập đến các loại ung thư xương hàm, các triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị.

Ung thư xương: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Ung thư xương: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ung thư xương là sự tăng sinh ác tính các tế bào trong tổ chức xương. Ung thư bắt nguồn từ các tế bào xương là ung thư xương nguyên phát. Ngoài ra, còn có ung thư xương thứ phát: ung thư từ các mô khác của cơ thể di căn đến xương. Ung thư xương có thể điều trị bằng các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về ung thư xương qua bài viết dưới đây.

Ung thư gan giai đoạn 4: giai đoạn nặng nhất của ung thư gan
Ung thư gan giai đoạn 4: giai đoạn nặng nhất của ung thư gan

Ung thư biểu mô tế bào gan (Hepatocellular carcinoma – HCC) là loại ung thư gan phổ biến nhất. Ung thư gan có nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó giai đoạn 4 là giai đoạn nặng nhất. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận và/hoặc các hạch bạch huyết cũng như các cơ quan ở xa.