Nhiễm trùng huyết là khi tình trạng nhiễm trùng đã lan tràn khắp cơ thể, gây ra những đáp ứng toàn thân mạnh mẽ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, có khả năng đe dọa tính mạng. ...

Nhiễm trùng huyết được chia thành 3 giai đoạn:

  • Nhiễm trùng huyết: Nhiễm trùng lan vào trong máu tuần hoàn và gây viêm cho toàn bộ cơ thể.
  • Nhiễm trùng huyết nặng: Tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng các tạng.
  • Sốc nhiễm trùng: Xuất hiện sự giảm đáng kể huyết áp động mạch dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn, đột quỵ, rối loạn chức năng của các cơ quan khác và có thể tử vong.

Nhiễm trùng huyết thường bắt đầu từ tình trạng viêm nhiễm do tác nhân vi khuẩn, nhưng bất kì tác nhân gây viêm nhiễm nào nếu không được điều trị đều có thể gây nhiễm trùng huyết. Cả nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng đều có thể xảy ra với mọi đối tượng.

Phân biệt nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng

Sốc nhiễm trùng là một biến chứng nghiêm trọng của nhiễm trùng huyết với các biểu hiện là hạ huyết áp, rối loạn ý thức và rối loạn chức năng các cơ quan. Tỷ lệ tử vong do sốc nhiễm trùng tại bệnh viện là 30-50%. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán và điều trị sớm nhiễm trùng huyết giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng sốc nhiễm trùng.

Các triệu chứng của sốc nhiễm trùng 

Nhiễm trùng huyết là một cấp cứu y khoa, nhưng các triệu chứng ban đầu của nó có thể giống với các bệnh khác, như cảm lạnh hoặc sốt.

Nhiễm trùng huyết có thể xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng kéo dài hoặc xuất hiện các triệu chứng như: 

  • Sốt cao hoặc ớn lạnh
  • Đau người dữ dội
  • Nhịp tim nhanh
  • Thở nhanh
  • Phát ban

Những triệu chứng này có thể cũng xuất hiện ở những tình trạng bệnh khác. Nhưng tốt nhất hãy liên hệ ngay với bác sĩ khi thấy tình trạng sức khỏe của người bệnh diễn biến xấu đi.

Quá trình chuyển từ giai đoạn khởi phát nhiễm trùng huyết sang nhiễm trùng huyết nặng và sốc nhiễm trùng có thể diễn ra nhanh chóng và một khi tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn khác, tỷ lệ tử vong có thể tăng lên. Các triệu chứng của nhiễm trùng huyết nặng và sốc nhiễm trùng có thể chồng lên nhau, bao gồm:

  • Thiểu niệu
  • Rối loạn ý thức
  • Chóng mặt, hạ huyết áp tư thế
  • Suy hô hấp
  • Da xanh, tím môi, tím đầu chi

Sốc nhiễm trùng có thể dẫn đến giảm khối lượng tuần hoàn, hạ huyết áp không đáp ứng với bù dịch, từ đó dẫn đến rối loạn chức năng các cơ quan.

Nguyên nhân dẫn đến sốc nhiễm trùng

Nhiễm trùng hệ tiêu hóa là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm trung huyết (nguồn ảnh: https://timesheralddailynews.com/)Nhiễm trùng hệ tiêu hóa là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm trung huyết 
(nguồn ảnh: https://timesheralddailynews.com/

Nhiễm trùng huyết có thể do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm. Nó có thể bắt nguồn tử nhiễm khuẩn cộng đồng hoặc nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhiễm trùng huyết thường bắt nguồn từ:

  • Nhiễm trùng bụng hoặc hệ tiêu hóa
  • Nhiễm trùng phổi như viêm phổi
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng hệ sinh dục

Sốc nhiễm trùng là những gì xảy ra khi nhiễm trùng huyết không được chẩn đoán hoặc điều trị kịp thời.

Các yếu tố nguy cơ của sốc nhiễm trùng

Một số yếu tố như tuổi tác hoặc bệnh lý nền có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện sốc nhiễm trùng.

Những đối tượng dễ bị nhiễm trùng huyết bao gồm trẻ sơ sinh, người lớn tuổi, phụ nữ có thai và những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch do HIV, các bệnh tự miễn, xơ gan, bệnh thận và ung thư.

Các yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng:

  • Sau phẫu thuật hoặc nằm viện trong thời gian dài
  • Đái tháo đường
  • Đặt Catheter tĩnh mạch, ống thông tiểu hoặc nội khí quản làm tăng nguy cơ trùng xâm nhập vào cơ thể, từ đó làm tăng tỉ lệ nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng
  • Dùng thuốc ức chế miễn dịch

Những xét nghiệm nào dùng để chẩn đoán sốc nhiễm trùng?

Xét nghiệm nuôi cấy máu được chỉ định để tìm tác nhân gây nên nhiễm khuẩn huyết (nguồn ảnh: https://advancedmedicalcertification.com/)Xét nghiệm nuôi cấy máu được chỉ định để tìm tác nhân gây nên nhiễm khuẩn huyết 
(nguồn ảnh: https://advancedmedicalcertification.com/

Khi có các triệu chứng của nhiễm trùng huyết, các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng bệnh.

Các xét nghiệm này có thể giúp xác định loại vi trùng nào thực sự là tác nhân dẫn đến nhiễm trùng huyết, sự tiến triển nặng lên của tình trạng nhiễm trùng cũng như mức độ tổn thương các cơ quan.

Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh cũng được chỉ định để đánh giá các cơ quan trong cơ thể:

Sốc nhiễm trùng thường được chẩn đoán khi có dấu hiệu nhiễm trùng huyết nặng, đi kèm với các biểu hiện tụt huyết áp và rối loạn chức năng các cơ quan.

Biến chứng của sốc nhiễm trùng

Sốc nhiễm khuẩn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấ, suy tuần hoàn, thậm chí có thể tử vong (nguồn ảnh: https://healthjade.com/)Sốc nhiễm khuẩn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấ, suy tuần hoàn, thậm chí có thể tử vong (nguồn ảnh: https://healthjade.com/

 Sốc nhiễm trùng có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng, có thể dẫn đến tử vong. Các biến chứng bao gồm:

Tình trạng sốc nhiễm khuẩn và việc xuất hiện các biến chứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như:

  • Tuổi
  • Thời điểm bắt đầu điều trị
  • Nguyên nhân và nguồn gốc của nhiễm trùng huyết trong cơ thể
  • Điều kiện y tế hiện có

Điều trị sốc nhiễm trùng 

Nhiễm trùng huyết được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì nguy cơ xuất hiện sốc nhiễm trùng càng thấp và tiên lượng càng tốt.

Một số thuốc được sử dụng để điều trị sốc nhiễm trùng, bao gồm:

  • Kháng sinh đường tĩnh mạch để chống nhiễm trùng
  • Thuốc vận mạch, là thuốc làm co mạch máu và giúp tăng huyết áp
  • Insulin để ổn định lượng đường trong máu
  • Corticosteroid

Một lượng lớn dịch truyền tĩnh mạch có thể được sử dụng để điều trị tình trạng mất nước, giúp tăng huyết áp và lưu lượng máu đến các cơ quan. Thở oxy cũng có thể cần thiết trong một số trường hợp.

Phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ nguồn nhiễm trùng, chẳng hạn như dẫn lưu ổ áp xe chứa đầy mủ hoặc loại bỏ mô bị nhiễm trùng.

Phục hồi sau sốc nhiễm trùng

Nhiều bệnh nhân sau nhiễm trùng huyết hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng huyết tiến triển thành nhiễm trùng huyết nặng hoặc sốc nhiễm trùng, có thể để lại một vài di chứng, như:

Trong giai đoạn hồi phục sau nhiễm trùng huyết có thể có nguy cơ cao mắc một đợt nhiễm trùng mới do hệ thống miễn dịch chưa phục hồi hoàn toàn, có thể từ vài tuần đến vài tháng.

Nếu tình trạng yếu cơ lan rộng, có thể cần tập vật lý trị liệu để phục hồi.

Tổng kết

Sốc nhiễm trùng là một biến chứng nặng của nhiễm trùng huyết. Việc hồi phục sau sốc nhiễm trùng sẽ phụ thuộc vào nguồn lây nhiễm, số lượng cơ quan bị ảnh hưởng và thời điểm bắt đầu điều trị.

Mặc dù có thể hồi phục hoàn toàn sau nhiễm trùng huyết và thậm chí sốc nhiễm trùng, nhưng các triệu chứng được giải quyết càng nhanh thì cơ hội hồi phục hoàn toàn càng cao.

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT