Giác mạc là lớp bảo vệ trong suốt, phía bên ngoài của mắt. Cùng với màng cứng (lòng trắng của mắt), giác mạc đóng vai trò hàng rào chống lại bụi bẩn, vi trùng có thể gây tổn thương mắt. Sự thật thú vị: Giác mạc cũng có thể lọc bớt tia cực tím từ mặt trời, tuy không nhiều, vì vậy cách tốt nhất để bảo vệ mắt là đeo kính râm khi ra ngoài. ...

Giác mạc cũng đóng vai trò quan trọng với tầm nhìn. Khi ánh sáng đi vào mắt, nó sẽ bị khúc xạ bởi mép cong của giác mạc. Việc đó giúp xác định mức độ tập trung của mắt vào các vật thể ở gần- xa.

Nếu giác mạc của bị tổn thương do bệnh lý, nhiễm trùng hoặc chấn thương, các vết sẹo có thể ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Sẹo có thể chặn hoặc làm sai lệch ánh sáng khi đi vào mắt.

Cấu trúc giác mạc

Có ba lớp chính:

Biểu mô: Lớp ngoài cùng, ngăn chất bẩn bên ngoài lọt vào mắt. Hấp thụ oxy và chất dinh dưỡng từ nước mắt.

Stroma. Lớp giữa và là lớp dày nhất nằm sau biểu mô. Được tạo thành chủ yếu từ nước và protein nên có dạng đàn hồi nhưng rắn.

Lớp nội mạc: Lớp tế bào đơn lẻ ở mặt sau của chất đệm. Thủy dịch- chất lỏng trong suốt ở khoang trước của mắt, thường xuyên tiếp xúc với lớp này. Nó hoạt động giống như một cái máy bơm. Lớp đệm hấp thụ lượng dịch dư thừa và lớp nội mạc kéo dịch ra ngoài. Nếu không có chức năng này, lớp đệm sẽ bị úng nước. Giác mạc sẽ bị mờ và thị lực cũng bị ảnh hưởng theo.

Triệu chứng bệnh giác mạc

Thuật ngữ bệnh giác mạc dùng để chỉ những bệnh lý ảnh hưởng đến bộ phận này của mắt. Bao gồm nhiễm trùng, phân hủy mô và các rối loạn khác mà bệnh nhân mắc phải do di truyền.

Giác mạc thường tự lành sau hầu hết các chấn thương nhỏ hoặc nhiễm trùng. Nhưng trong quá trình lành thương, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như:

  • Đau
  • Nhìn mờ
  • Chảy nước mắt
  • Sưng đỏ
  • Nhạy cảm với ánh sáng

Những triệu chứng này cũng có thể đi kèm với các bệnh lý mắt khác, vì vậy chúng có thể báo hiệu bệnh nghiêm trọng hơn cần điều trị đặc biệt. Nếu nhận thấy mình có những triệu chứng tương tự, hãy đến khám bác sĩ nhãn khoa.

Bệnh lý có thể gây tổn thương giác mạc

Herpes mắt. Nguồn msdmanual.comHerpes mắt. Nguồn msdmanual.com

Viêm giác mạc: Bệnh đôi khi xảy ra sau khi vi rút, vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập vào giác mạc. Chúng có thể xâm nhập sau một chấn thương và gây nhiễm trùng, viêm và loét. Nếu kính áp tròng của bạn gây tổn thương mắt, giác mạc cũng có thể bị viêm.

Các triệu chứng cần chú ý:

  • Đau dữ dội
  • Nhìn mờ
  • Chảy nước mắt
  • Sưng đỏ
  • Nhạy cảm ánh sáng
  • Chảy mủ

Điều trị thường chỉ cần thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh hoặc kháng nấm. Một số bệnh nhân có thể cần thuốc kháng vi rút và thuốc nhỏ mắt steroid.

Mụn rộp ở mắt (Herpes ở mắt): Giống như mụn nước do sốt, bệnh do nhiễm vi rút này có thể tái phát nhiều lần. Nguyên nhân chính là do vi rút herpes simplex I (HSV I)- cùng một loại vi rút dẫn đến mụn rộp ở môi. Nó cũng có thể là kết quả của vi rút herpes simplex II (HSV II) lây truyền qua đường tình dục gây bệnh mụn rộp sinh dục.

Bệnh này gây loét giác mạc. Theo thời gian, viêm có thể lan sâu hơn vào giác mạc và mắt.

Không có cách điều trị đặc hiểu nhưng bệnh nhân thường có thể kiểm soát bằng thuốc kháng vi rút hoặc thuốc nhỏ mắt steroid.

Herpes Zoster (Bệnh zona): Bạn chỉ có thể bị nhiễm bệnh này nếu bị thủy đậu. Bệnh ngứa sẽ biến mất, nhưng vi rút gây bệnh vẫn còn lại ở trong dây thần kinh của bệnh nhân, nhưng nó không hoạt động. Trải qua thời gian, vi rút có thể di chuyển theo dây thần kinh và lây nhiễm sang các bộ phận cơ thể như mắt. Phát ban zona trên mặt có thể gây viêm giác mạc. Chúng thường tự lành, nhưng thuốc kháng vi rút và thuốc nhỏ mắt steroid tại chỗ có thể làm dịu tình trạng viêm.

Bất kỳ ai từng bị hay tiếp xúc vi rút thủy đậu đều có thể bị bệnh zona, nhưng tỉ lệ gia tăng đối với:

  • Người lớn tuổi, đặc biệt là trên 80 tuổi
  • Những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch

Đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào tương tự. Nếu bạn trên 50 tuổi, hãy tiêm vắc xin.

Thoái hóa giác mạc

Những bệnh có thể ảnh hưởng đến cấu trúc giác mạc:

Bệnh giác mạc hình nón: Làm thay đổi hình dạng và mỏng giác mạc. Giác mạc dốc hơn và trở thành hình nón ở phần dưới cùng. Bệnh thường bắt đầu làm bệnh nhân nhìn mờ trong những năm thiếu niên và nặng hơn trong giai đoạn đầu tuổi trưởng thành. Những thay đổi về độ cong của giác mạc có thể tạo ra sự biến dạng từ nhẹ đến nặng, được gọi là loạn thị và thường là cận thị. Bệnh cũng có thể gây sưng, sẹo trên giác mạc và giảm thị lực. Tầm nhìn ban đêm có thể kém đến mức bạn không thể lái xe khi trời tối.

Nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Di truyền (di truyền từ cha hoặc mẹ)
  • Chấn thương mắt (do dụi mắt nhiều)
  • Bệnh về mắt như viêm võng mạc sắc tố, bệnh võng mạc do sinh non và viêm kết mạc mắt, cùng với hội chứng Down, sinh xương bất toàn, bệnh Addison, bệnh u xơ bẩm sinh Leber và hội chứng Ehlers-Danlos có liên quan đến bệnh giác mạc hình nón.

Lúc đầu, đeo kính hoặc dùng kính áp tròng mềm có thể giải quyết các triệu chứng. Khi bệnh tiến triển, bạn có thể phải đeo kính cứng có thấm khí. Đối với những người bị bệnh giác mạc hình nón sớm, bác sĩ có thể chỉ định thủ thuật ghép chéo giác mạc. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc nhỏ mắt có riboflavin và mắt sẽ tiếp xúc với một lượng nhỏ tia UV. Thủ thuật sẽ ngăn bệnh giác mạc hình nón bị nặng hơn và giảm nguy cơ phải phẫu thuật giác mạc.

Một số bệnh nhân giác mạc hình nón sẽ cần ghép giác mạc, bác sĩ sẽ thay giác mạc hỏng bằng giác mạc được hiến tặng.  Tỉ lệ thành công thường cao nhưng bệnh nhân vẫn có thể cần đeo kính hoặc kính áp tròng để nhìn rõ.

Loạn dưỡng giác mạc: Có hơn 20 thể bệnh, gây ra rối loạn cấu trúc bên trong giác mạc. Một số phổ biến nhất là:

Loạn dưỡng bản đồ-chấm-dấu vân tay: Ảnh hưởng đến lớp sau của biểu mô, ngăn cách nó với lớp đệm. Lớp sẽ phát triển không đều (dày ở một số nơi, mỏng ở những nơi khác). Tạo ra các vệt trông giống như bản đồ, dấu chấm và dấu vân tay nhỏ trên giác mạc.

Bệnh thường ảnh hưởng đến người lớn trên 40 tuổi. Thường không đau, không ảnh hưởng đến thị lực và sẽ tự cải thiện mà không cần điều trị. Nhưng đôi khi lớp biểu mô có thể bị mài mòn và làm lộ các dây thần kinh dẫn truyền giác mạc, gây đau dữ dội, đặc biệt là khi bệnh nhân thức dậy vào buổi sáng. Nó cũng có thể thay đổi đường cong giác mạc ban đầu và gây loạn thị, cận thị hoặc viễn thị.

Khi giác mạc bị thay đổi, bệnh nhân có thể nhìn mờ hoặc các triệu chứng dưới đây:

  • Đau vừa đến nặng
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Chảy nhiều nước mắt
  • Cảm giác có gì đó ở trong mắt 

Các phương pháp điều trị có thể được chỉ định như miếng che mắt, băng kính áp tròng mềm, thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ hoặc lấy bỏ lớp lỏng lẻo. Đây là một thủ thuật nhỏ mà bác sĩ có thể thực hiện ngay tại văn phòng.

Chứng loạn dưỡng Fuchs: Bệnh lý di truyền này do sự phân hủy chậm các tế bào nội mô và gây phù nề giác mạc, khiến việc loại bỏ nước khỏi lớp đệm trở nên khó khăn hơn. Mắt sẽ sưng lên và thị lực trở nên kém đi. Bệnh nhân có thể lơ mơ và xuất hiện mụn nước nhỏ trên bề mặt.

Các triệu chứng có thể xuất hiện ở độ tuổi 30 hoặc 40, nhưng phải mất khoảng 20 năm bệnh mới ảnh hưởng đến thị lực. Tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh này nhiều hơn nam giới.

Dấu hiệu ban đầu: Bệnh nhân thức dậy và thấy nhìn mờ nhưng sẽ dần dần rõ hơn. Khi bệnh nặng hơn, sưng phù nhiều hơn và thị lực bị mờ.

Điều trị bao gồm:

  • Thuốc nhỏ mắt / thuốc mỡ
  • Làm khô giác mạc bị sưng bằng máy sấy tóc (cách một cánh tay) hai hoặc ba lần một ngày
  • Ghép giác mạc (toàn bộ hoặc một phần)

Loạn dưỡng lưới giác mạc: Đây là các sợi protein bất thường trong chất đệm. Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng những thay đổi ban đầu có thể được nhìn thấy trong thời thơ ấu.

Nó được đặt tên từ các dòng protein chồng chéo hoàn toàn. Chúng có thể làm đục giác mạc, giảm thị lực và làm mòn lớp biểu mô.

Điều trị có thể được chỉ định:

  • Thuốc nhỏ mắt theo đơn
  • Thuốc mỡ
  • Miếng dán mắt
  • Ghép giác mạc

Các triệu chứng có thể biến mất khi điều trị, nhưng theo thời gian, bệnh nhân có thể cần ghép giác mạc. Tiên lượng phẫu thuật thường tốt, nhưng bệnh có thể quay trở lại.

Chẩn đoán bệnh giác mạc

Bạn sẽ cần được bác sĩ nhãn khoa kiểm tra kỹ lưỡng.

Dự phòng bệnh giác mạc

Kính áp tròng mềm.Nguồn: eyelight.comKính áp tròng mềm.Nguồn: eyelight.com

Tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh thật cẩn thận nếu bạn đeo kính áp tròng. Sử dụng không đúng cách là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh giác mạc. Đừng đeo kính áp tròng đi ngủ, ngay cả khi hướng dẫn sử dụng cho phép. Thói quen này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng giác mạc rất nhiều.

Bạn không thể dự phòng các bệnh di truyền từ cha mẹ mình (như bệnh loạn dưỡng). Nhưng bạn có thể duy trì thị lực nếu phát hiện và điều trị bệnh giác mạc sớm.

Tags:

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT