Hormone chống bài niệu (Antidiuretic hormone – ADH, còn gọi là vasopressin) được sản xuất bởi vùng dưới đồi ở não, sau đó nó được lưu trữ và bài tiết bởi tuyến yên. ADH kiểm soát quá trình giữ và bài tiết nước của cơ thể. ...

Khi ADH được sản xuất quá mức sẽ dẫn tới hội chứng tiết hormone chống bài niệu không thích hợp (syndrome of inappropriate antidiuretic hormone - SIADH), gọi tắt là hội chứng tăng tiết ADH. Sự sản xuất quá mức này có thể xảy ra ở những nơi khác ngoài vùng dưới đồi.

SIADH khiến cơ thể người bệnh khó thải nước hơn. Ngoài ra, SIDAH làm cho nồng độ chất điện giải, như natri, giảm do giữ nước. Nồng độ natri thấp hoặc hạ natri máu là một biến chứng chính của SIADH và là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng của SIADH. Các triệu chứng ban đầu có thể nhẹ và bao gồm chuột rút, buồn nôn và nôn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, SIADH có thể gây lú lẫn, co giật và hôn mê.

Điều trị thường bắt đầu bằng việc hạn chế lượng chất lỏng uống vào để ngăn dịch tích tụ thêm. Điều trị bổ sung sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân.

Một tên khác của hội chứng là “tiết ADH lạc chỗ”.

Nguyên nhân của SIADH

Một loạt các nguyên nhân có thể kích hoạt sản xuất ADH bất thường, bao gồm:

  • Nhiễm trùng não
  • Chảy máu trong hoặc xung quanh não
  • Chấn thương đầu
  • Não úng thủy
  • Hội chứng Guillian-Barre
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Nhiễm trùng bao gồm cả HIV và sốt đốm Rocky Mountain
  • Ung thư phổi hoặc đường tiêu hóa hoặc sinh dục, ung thư hạch, sarcoma
  • Nhiễm trùng phổi
  • Hen suyễn
  • Bệnh xơ nang
  • Thuốc men
  • Gây tê
  • Các yếu tố di truyền
  • Bệnh sarcoidosis


Ung thư phổi có thể là nguyên nhân gây tăng tiết ADH. Nguồn ảnh my.clevelandclinic.orgUng thư phổi có thể là nguyên nhân gây tăng tiết ADH. Nguồn ảnh my.clevelandclinic.org


Các triệu chứng của SIADH

SIADH khiến cơ thể người bệnh khó đào thải lượng nước dư thừa. Điều này gây ra sự tích tụ dịch cũng như nồng độ natri thấp bất thường.

Lúc đầu, các triệu chứng có thể nhẹ và mơ hồ, nhưng có xu hướng tăng dần. Các trường hợp nghiêm trọng có thể bao gồm các triệu chứng sau:

  • Khó chịu và bồn chồn
  • Ăn mất ngon
  • Chuột rút
  • Buồn nôn và nôn
  • Yếu cơ
  • Lú lẫn
  • Ảo giác
  • Thay đổi tính cách
  • Co giật
  • Hôn mê

Chẩn đoán SIADH

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử đầy đủ và các triệu chứng hiện tại của người bệnh. Bác sĩ của cần biết liệu người bệnh có đang sử dụng bất kỳ loại thuốc mua tự do hay thuốc kê đơn hay thực phẩm chức năng nào hay không. Chẩn đoán thường bắt đầu bằng khám sức khỏe. Thông thường, xét nghiệm nước tiểu cũng được chỉ định.

Xét nghiệm máu, cụ thể là xét nghiệm ADH, có thể đo nồng độ ADH lưu thông trong máu, nhưng rất khó để có được mức chính xác. Theo Trung tâm Y tế Đại học Rochester, giá trị bình thường của ADH nằm trong khoảng từ 0-5 picogam trên mililit. Các mức cao hơn có thể là kết quả của SIADH. Hầu hết các trường hợp SIADH được chẩn đoán chính xác bằng cách sử dụng các giá trị nồng độ thẩm thấu, natri huyết thanh và nước tiểu cũng như biểu hiện lâm sàng.

Sau khi chẩn đoán SIADH, bước tiếp theo sẽ là xác định nguyên nhân gây ra nó.

Điều trị và tiên lượng cho SIADH

Phương pháp điều trị đầu tiên là hạn chế lượng chất lỏng nạp vào để tránh tích tụ thêm. Thuốc điều trị bao gồm những thuốc có thể làm giảm giữ nước, chẳng hạn như furosemide (Lasix) và những thuốc có thể ức chế ADH, như demeclocycline.

Tiên lượng của người bệnh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân của SIADH. Bất kỳ nguyên nhân tiềm ẩn nào phải được điều trị.

Xem thêm:

Tags:

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT