Hormone chống bài niệu (Antidiuretic hormone - ADH) giúp điều chỉnh lượng nước trong cơ thể bạn. Nó tham gia kiểm soát lượng nước mà thận tái hấp thu khi lọc chất thải ra khỏi máu. Hormone này còn được gọi là arginine vasopressin (AVP). ...

Tìm hiểu về hormone chống bài niệu

Vùng dưới đồi là nơi sản xuất ADH, đây là một khu vực ở đáy não. Các cảm biến trong cơ thể sẽ phát hiện sự thay đổi trong thể tích máu và yêu cầu thêm ADH. Các cảm biến này báo hiệu cho não và tuyến yên giải phóng ADH vào máu.

Khi ADH đến thận, nó sẽ báo hiệu cho thận để giữ lại nước và tạo ra nước tiểu đậm đặc hơn. Nước mà cơ thể giữ lại sẽ có những tác dụng sau:

  • Làm loãng máu 
  • Giảm độ thẩm thấu 
  • Tăng thể thích máu 
  • ‌Tăng huyết áp 

Nếu điều này không khôi phục lại sự cân bằng nước trong cơ thể, não cũng báo hiệu cảm giác khát, vì vậy bạn sẽ uống nhiều nước hơn. 

Nhiều tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến lượng ADH mà cơ thể tiết ra hoặc cách thận đáp ứng với nó. Bạn có thể có quá nhiều hoặc quá ít ADH. Nếu cơ thể không sản xuất đủ ADH hoặc thận không đáp ứng với nó, cơ thể sẽ mất quá nhiều nước qua nước tiểu. Các dấu hiệu của nồng độ ADH thấp bao gồm:

  • Khát
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Mất nước‌
  • Nồng độ natri trong máu cao‌

Nếu cơ thể sản xuất quá nhiều ADH và nước bị giữ lại, thể tích máu sẽ tăng lên và dẫn đến các triệu chứng như:

  • Cảm thấy chóng mặt
  • Nhức đầu
  • Mất phương hướng‌
  • Cảm giác mệt mỏi hoặc hôn mê
  • ‌Nồng độ natri trong máu thấp

Có một xét nghiệm kiểm tra nồng độ ADH trong máu nhưng các chuyên gia y tế không sử dụng nó thường xuyên. Thay vào đó, sự mất cân bằng ADH được chẩn đoán dựa trên bệnh sử và các xét nghiệm khác như xét nghiệm nước tiểu, độ thẩm thấu máu và chất điện giải.

Nếu cơ thể không sản xuất đủ ADH thì sẽ dẫn tới bệnh đái tháo nhạt. Bệnh này được chia thành 2 loại. Bệnh đái tháo nhạt do thận có đặc điểm là thận không có khả năng đáp ứng với ADH. Nó có thể được di truyền, nhưng cũng là một triệu chứng của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Đái tháo nhạt trung ương đề cập đến tình trạng tuyến yên không sản xuất đủ ADH. Nó có thể được gây ra bởi:

  • Khiếm khuyết di truyền
  • Chấn thương đầu
  • U não
  • Nhiễm trùng

Quá nhiều ADH dẫn tới hội chứng tiết hormone chống bài niệu không thích hợp (syndrome of inappropriate antidiuretic hormone - SIADH). Nếu bạn mắc SIADH, ADH tiết vào máu một cách không thường xuyên. Đôi khi nó tiết ra lượng chính xác, và những lần khác nó giải phóng nhiều hơn mức cơ thể cần.

Xác định nồng độ ADH 

Chỉ riêng xét nghiệm ADH sẽ không chẩn đoán được tình trạng bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm để phân biệt giữa đái tháo nhạt trung ương, đái tháo nhạt do thận và SIADH.

Nếu bác sĩ nghi ngờ nồng độ ADH của bạn không bình thường, họ có thể nghiệm pháp ngừng uống nước (water deprivation test) hoặc nghiệm pháp chịu tải nước (water loading test). Hãy nhớ rằng kết quả xét nghiệm ADH không chẩn đoán bất kỳ tình trạng sức khỏe nào. Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng, xét nghiệm khác cùng với bệnh sử và khám sức khỏe. Người bệnh có thể được điều trị cho một tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như nhiễm trùng, từ đó sẽ cải thiện các triệu chứng của nồng độ ADH cao hoặc thấp.

Nghiệm pháp ngừng uống nước (water deprivation test) hay còn gọi là nghiệm pháp ghiệm pháp kích thích ADH để giữ lại nước. Đừng cố gắng tự chẩn đoán ở nhà. Nghiệm pháp này chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát y tế. Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh ngừng uống nước trong một khoảng thời gian. Khi thời gian trôi qua, xét nghiệm máu sẽ được thực hiện.

Bác sĩ có thể tiêm ADH tổng hợp và lấy máu vào những khoảng thời gian nhất định để theo dõi phản ứng của cơ thể với dịch bị hạn chế cùng với ADH bổ sung. Người bệnh có thể bị mất nước, vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ về bất kỳ mối quan tâm nào của bạn trước khi bắt đầu xét nghiệm.

Nghiệm pháp chịu tải nước (water loading test) hay còn gọi là ghiệm pháp kìm hãm ADH để chịu tải nước. Tương tự như nghiệm pháp ngừng uống nước, nghiệm pháp này phải được thực hiện dưới sự giám sát y tế vì có thể gặp rủi ro ở những người bị bệnh thận và đôi khi có thể dẫn đến hạ natri máu trầm trọng. Người bệnh sẽ cần nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định trước khi làm nghiệm pháp.

Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu uống một lượng nước cụ thể. Họ theo dõi những thay đổi trong máu và nước tiểu của người bệnh trong suốt quá trình. Với xét nghiệm chịu tải nước, bác sĩ dự đoán rằng người bệnh sẽ không sản xuất nhiều nước tiểu như bình thường.

Hãy nhớ rằng một số loại thuốc ảnh hưởng đến nồng độ ADH. Các loại thuốc ảnh hưởng đến nồng độ ADH bao gồm: 

  • Thuốc an thần
  • Desipramine
  • Morphine
  • Nicotine
  • Amitriptyline
  • Carbamazepine 
  • Acetaminophen
  • Metformin
  • Tolbutamide
  • Aspirin
  • Theophylline
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Ethanol
  • Lithium‌
  • Phenytoin

Điều trị và ngăn ngừa các triệu chứng liên quan tới ADH

Bạn có thể không hoàn toàn ngăn được nồng độ ADH dao động theo thời gian, nhưng bạn có thể duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước.

Có thể điều trị các triệu chứng liên quan tới ADH. Người bệnh sử dụng một hormone tổng hợp ở dạng viên uống khi có lượng ADH thấp. Bác sĩ cũng có thể đề nghị uống nhiều nước hơn và thay đổi chế độ ăn uống cũng như lối sống

Nếu bạn dùng các loại thuốc ảnh hưởng đến mức ADH, bác sĩ có thể yêu cầu bạn xem xét các lựa chọn thay thế. Nếu bạn hút thuốc hoặc uống rượu, bạn có thể cần phải cắt giảm hoặc ngừng hẳn để thấy tình trạng của mình được cải thiện.

Xem thêm:

Tags:

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT