Xét nghiệm Transferrin cùng với các xét nghiệm sắt khác, để đánh giá khả năng vận chuyển sắt trong máu của cơ thể; giúp chẩn đoán tình trạng thiếu hoặc thừa sắt. ...

Khi nào cần làm xét nghiệm?

Cần làm xét nghiệm khi:

  • Nồng độ hemoglobin và hematocrit thấp trên công thức máu toàn bộ (CBC); 
  • Khi bác sĩ nghi ngờ bạn có thể có quá nhiều sắt (quá tải) hoặc quá ít sắt (thiếu hụt) trong cơ thể

Yêu cầu mẫu xét nghiệm?

Mẫu xét nghiệm là mẫu máu lấy trên tĩnh mạch cánh tay

Chuẩn bị trước khi làm xét nghiệm

Bạn có thể được hướng dẫn lấy máu vào buổi sáng và/hoặc nhịn ăn trong 12 giờ trước khi xét nghiệm; trong trường hợp này, chỉ được uống nước trắng. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm.

Xét nghiệm những gì?

Transferrin là protein chính trong máu liên kết với sắt và vận chuyển sắt đi khắp cơ thể. Xét nghiệm đo trực tiếp nồng độ transferrin trong máu. Ngoài ra, transferrin có thể được đo gián tiếp (hoặc chuyển đổi bằng cách tính toán) bằng lượng sắt mà transferrin có thể liên kết. Đây được gọi là tổng khả năng liên kết sắt (TIBC).

Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu, cần thiết cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh (RBCs). Sắt là một phần quan trọng của hemoglobin, protein trong RBCs liên kết với oxy trong phổi và giải phóng oxy khi máu lưu thông đến các bộ phận khác của cơ thể. Cơ thể không thể sản xuất sắt mà phải hấp thụ từ thực phẩm hoặc các chất bổ sung khác.

Thông thường, sắt được vận chuyển khắp cơ thể bằng transferrin, được sản xuất bởi gan. Ở những người khỏe mạnh, hầu hết sắt được liên kết với hemoglobin trong hồng cầu. Phần còn lại được lưu trữ trong các mô dưới dạng ferritin hoặc hemosiderin, với một lượng nhỏ được sử dụng cho các mục đích khác (ví dụ, để sản xuất các protein khác như myoglobin và một số enzym).

Xét nghiệm transferrin, TIBC, UIBC và độ bão hòa transferrin, cùng với các xét nghiệm sắt khác, giúp đánh giá lượng sắt trong cơ thể bằng cách đo lường một số chất trong máu. Các xét nghiệm này thường được chỉ định cùng lúc và cùng được phân tích kết quả để giúp chẩn đoán và/hoặc theo dõi tình trạng thiếu sắt hoặc thừa sắt.

  • Xét nghiệm sắt huyết thanh - phương pháp đo nồng độ sắt có trong huyết thanh máu dựa vào đo quang, gần như tất cả đều liên kết với transferrin.
  • Xét nghiệm transferrin - đo trực tiếp mức transferrin trong máu. Mức độ phụ thuộc vào chức năng gan và tình trạng dinh dưỡng của từng người. Transferrin là một protein có thể giảm trong bất kỳ tình trạng viêm nào và được gọi là chất phản ứng giai đoạn cấp tính.
  • TIBC (tổng khả năng liên kết với sắt) - đo lường tổng lượng sắt có thể được liên kết với các protein trong máu. Vì transferrin là protein liên kết chính với sắt, xét nghiệm TIBC là một phép đo gián tiếp tốt về tính khả dụng của transferrin - lượng transferrin có sẵn để liên kết với sắt. (Lưu ý: Mặc dù TIBC phản ánh số lượng transferrin có sẵn, nhưng phép đo TIBC và transferrin là khác nhau).
  • UIBC (khả năng liên kết sắt không bão hòa) - xét nghiệm này xác định khả năng dự trữ của transferrin, tức là phần transferrin chưa được bão hòa với sắt.
  • Độ bão hòa của transferrin - chia nồng độ sắt cho TIBC sẽ ước tính được có bao nhiêu vị trí liên kết với sắt của transferrin đang được liên kết; điều này được gọi là bão hòa transferrin. Trong điều kiện bình thường, transferrin thường bão hòa một phần ba với sắt. Điều này có nghĩa là khoảng 2/3 còn lại được dự trữ. (Trong trường hợp ít phổ biến hơn, nồng độ sắt có thể được chia cho nồng độ transferrin, không phải TIBC. Ước tính tương tự này thường được gọi là chỉ số transferrin.)
  • Ferritin - đo lường mức độ ferritin, một loại protein được tạo ra bởi hầu hết các tế bào để đáp ứng với sự gia tăng sắt. Mức ferritin phản ánh tổng lượng sắt trong cơ thể. Nó sẽ thấp khi thiếu sắt và cao khi cơ thể dư thừa sắt.

Khi lượng sắt không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, lượng sắt trong máu giảm xuống và nguồn dự trữ sắt bị cạn kiệt. Điều này có thể xảy ra do:

  • Nhu cầu sắt tăng lên, ví dụ như trong thời kỳ mang thai hoặc thời thơ ấu, hoặc do một tình trạng gây mất máu mạn tính (ví dụ, loét dạ dày tá tràng, ung thư đại tràng)
  • Không tiêu thụ đủ sắt (thực phẩm hoặc chất bổ sung khác)
  • Cơ thể không thể hấp thụ sắt từ thực phẩm trong các tình trạng như bệnh celiac

Lượng sắt lưu thông và dự trữ không đủ cuối cùng có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt (giảm hemoglobin và hematocrit, các tế bào hồng cầu nhỏ hơn và nhợt nhạt hơn). Trong giai đoạn đầu của tình trạng thiếu sắt, thường không có tác động vật lý nào và lượng sắt dự trữ có thể bị cạn kiệt đáng kể trước khi có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của tình trạng thiếu sắt. Nếu một người đang khỏe mạnh và bệnh thiếu máu tiến triển trong một thời gian dài, các triệu chứng có thể không xuất hiện trước khi hemoglobin trong máu giảm xuống dưới giới hạn thấp hơn bình thường.

Tuy nhiên, khi tình trạng thiếu sắt tiến triển, các triệu chứng cuối cùng bắt đầu xuất hiện. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thiếu máu bao gồm mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt, nhức đầu và da xanh xao.

Ngược lại, quá nhiều sắt có thể gây độc cho cơ thể. Dự trữ sắt và nồng độ ferritin tăng lên khi lượng sắt được hấp thụ nhiều hơn mức cơ thể cần. Hấp thụ quá nhiều sắt theo thời gian có thể dẫn đến sự tích tụ ngày càng tăng của các hợp chất sắt trong các cơ quan và cuối cùng có thể gây ra rối loạn chức năng. Một ví dụ của điều này là bệnh huyết sắc tố, một bệnh di truyền hiếm gặp, trong đó cơ thể hấp thụ và tích tụ quá nhiều sắt, ngay cả trong chế độ ăn bình thường. Ngoài ra, tình trạng dư thừa sắt có thể xảy ra trong trường hợp một người được truyền máu nhiều lần.

Truyền máu. Nguồn ảnh: medicalnewstoday.comTruyền máu. Nguồn ảnh: medicalnewstoday.com

Câu hỏi thường gặp

Xét nghiệm được sử dụng như thế nào?

Xét nghiệm transferrin, tổng khả năng gắn kết sắt (TIBC) hoặc khả năng liên kết sắt không bão hòa (UIBC) có thể được sử dụng cùng với các xét nghiệm sắt khác để đánh giá lượng sắt lưu thông trong máu, tổng khả năng vận chuyển sắt và lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Xét nghiệm cũng có thể giúp phân biệt các nguyên nhân khác nhau của bệnh thiếu máu.

Câu hỏi thường gặp

Các xét nghiệm sắt thường được chỉ định cùng lúc và kết quả của mỗi xét nghiệm có thể giúp xác định tình trạng thiếu sắt, thiếu máu do thiếu sắt hoặc quá nhiều sắt trong cơ thể (dư thừa sắt).

Khi nào cần làm xét nghiệm?

Các xét nghiệm này có thể được chỉ định cùng với các xét nghiệm sắt khác khi kết quả từ công thức máu toàn bộ (CBC) cho thấy hemoglobin và hematocrit thấp, các tế bào hồng cầu nhỏ hơn và nhợt nhạt hơn bình thường (vi hồng cầu và giảm sắc tố) cho thấy thiếu sắt, thiếu máu mặc dù các triệu chứng lâm sàng khác có thể chưa tiến triển.

Xét nghiệm sắt có thể được chỉ định khi một người xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu máu như:

  • Mệt mỏi lâu dài
  • Chóng mặt
  • Yếu ớt
  • Nhức đầu
  • Da nhợt nhạt (xanh xao)

Xét nghiệm có thể được chỉ định khi nghi ngờ dư thừa sắt. Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng thừa sắt sẽ khác nhau ở mỗi người và có xu hướng xấu đi theo thời gian, do sự tích tụ sắt trong máu và các mô, bao gồm:

  • Đau khớp
  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Giảm cân
  • Thiếu năng lượng
  • Đau bụng
  • Mất ham muốn tình dục
  • Tổn thương cơ quan, chẳng hạn như tim hoặc gan

Việc xét nghiệm cũng được chỉ định khi có trường hợp nghi ngờ ngộ độc sắt. Điều này phổ biến nhất ở trẻ em vô tình dùng quá liều vitamin hoặc các chất bổ sung khác có chứa sắt.

Ý nghĩa kết quả xét nghiệm

Kết quả của các xét nghiệm transferrin, TIBC hoặc UIBC thường được đánh giá cùng với các xét nghiệm sắt khác. Bảng tóm tắt về những thay đổi trong xét nghiệm sắt trong các bệnh khác nhau về tình trạng sắt được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bệnh lý

Nồng độ sắt

TIBC/ Transferrin

UIBC

% Transferrin bão hòa

Ferittin

Thiếu sắt

Thấp

Cao

Cao

Thấp  

Thấp

Hemochromatosis/

Hemosiderosis

Cao

Thấp

Thấp

Cao

Cao

Bệnh mãn tính

Thấp

Thấp/ bình thường

Thấp/ bình thường

Thấp/ bình thường

Cao/ bình thường

Chứng tan máu, thiếu máu

Cao

Bình thường/ thấp

Thấp/ bình thường

Cao 

Cao 

Thiếu máu nguyên bào

Bình thường/ cao

Bình thường/ thấp

Thấp/ bình thường

Cao 

Cao

Ngộ độc sắt

Cao 

Bình thường

Thấp 

Cao 

Bình thường

Khi tình trạng thiếu sắt tiếp tục diễn ra, tất cả lượng sắt dự trữ sẽ được sử dụng và cơ thể cố gắng bù đắp bằng cách sản xuất thêm transferrin để tăng vận chuyển sắt. Nồng độ sắt trong huyết thanh tiếp tục giảm, trong khi transferrin, TIBC và UIBC tăng lên. Khi giai đoạn này tiến triển, các tế bào hồng cầu được sản xuất ngày càng ít hơn, cuối cùng dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Độ bão hòa của transferrin giảm khi thiếu sắt.

Thiếu sắt
 Giai đoạn đầu của tình trạng thiếu sắt là sự cạn kiệt dần các nơi dự trữ sắt. Điều này có nghĩa là vẫn còn đủ sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu nhưng các nơi dự trữ sắt đang sử dụng hết mà không có sự thay thế thích hợp. Mức độ sắt huyết thanh có thể bình thường trong giai đoạn này, nhưng mức độ ferritin sẽ thấp.

Dư thừa sắt
Nếu nồng độ sắt và độ bão hòa transferrin cao; TIBC, UIBC, ferritin bình thường và người đó có tiền sử lâm sàng phù hợp với tình trạng dư thừa sắt, thì có khả năng người đó bị ngộ độc sắt. Ngộ độc sắt xảy ra khi uống một lượng lớn sắt một lúc (cấp tính) hoặc trong một thời gian dài (mạn tính). Ngộ độc sắt ở trẻ em hầu như luôn cấp tính, xảy ra ở những trẻ uống phải thuốc bổ sung sắt. Trong một số trường hợp, ngộ độc sắt cấp tính có thể gây tử vong. 

Xét nghiệm Ferritin. Nguồn ảnh: healthgrades.comXét nghiệm Ferritin. Nguồn ảnh: healthgrades.com 

Người có đột biến gen HFE được chẩn đoán mắc bệnh huyết sắc tố di truyền. Tuy nhiên, trong khi nhiều người mắc bệnh huyết sắc tố không có triệu chứng trong suốt cuộc đời, những người khác sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như đau khớp, đau bụng và suy nhược ở độ tuổi 30 hoặc 40. Đàn ông bị ảnh hưởng nhiều hơn phụ nữ vì phụ nữ mất máu trong các chu kỳ kinh nguyệt.

Tình trạng thừa sắt cũng có thể xảy ra ở những người bị bệnh hemosiderosis và ở những người đã được truyền máu nhiều lần. Điều này có thể xảy ra với bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia thể nặng hoặc các dạng thiếu máu khác. Sắt từ mỗi đơn vị máu được truyền sẽ ở lại trong cơ thể, cuối cùng gây ra sự tích tụ lớn trong các mô. Một số người nghiện rượu và mắc bệnh gan mạn tính cũng gặp phải tình trạng ứ đọng sắt.

Những điều cần biết?

Việc mới truyền máu hay việc tiêm sắt hoặc truyền sắt có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Truyền máu nhiều lần đôi khi có thể dẫn đến tình trạng thừa sắt.

TIBC, UIBC hoặc transferrin cao thường cho thấy thiếu sắt, nhưng chúng cũng tăng lên khi mang thai và khi sử dụng thuốc tránh thai.

TIBC, UIBC hoặc transferrin thấp cũng có thể bắt gặp ở những người bị suy dinh dưỡng, viêm nhiễm, bệnh gan hoặc hội chứng thận hư. Tuy nhiên, các xét nghiệm thường không được sử dụng để đánh giá các tình trạng này.

Độ bão hòa của transferrin được tính như thế nào?

Công thức:

Độ bão hòa transferrin (%) = (Mức sắt huyết thanh x 100%) / TIBC

TIBC đo tổng lượng sắt có thể được liên kết với protein trong máu. Vì transferrin là protein liên kết chính với sắt, xét nghiệm TIBC là một phép đo gián tiếp tốt về tính khả dụng của transferrin - lượng transferrin có sẵn để liên kết với sắt.

Ở những người khỏe mạnh, transferrin bão hòa 1/3 với sắt. Điều này có nghĩa là có khoảng 2/3 được dự trữ. Khi thiếu sắt, tất cả lượng sắt dự trữ sẽ được sử dụng và cơ thể cố gắng bù đắp bằng cách sản xuất thêm transferrin để tăng vận chuyển sắt. Trong khi nồng độ sắt huyết thanh tiếp tục giảm, nồng độ transferrin tăng lên. Do đó, lượng transferrin có sẵn để liên kết với sắt (TIBC) tăng lên và lượng transferrin bão hòa với sắt (tức là độ phần trăm bão hòa transferrin) giảm.

Những yếu tố khác ảnh hưởng đến nồng độ transferrin là gì?

Transferrin là một protein có thể giảm trong bất kỳ quá trình viêm nào và được gọi là chất phản ứng giai đoạn cấp tính. Viêm mạn tính, nhiễm trùng và khối u ác tính có thể gây ra những thay đổi về mức độ transferrin.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu không?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu. Tuy nhiên, thiếu sắt là một trong những tình trạng phổ biến nhất. Nếu các xét nghiệm sắt loại trừ tình trạng thiếu sắt, thì phải tìm ra nguyên nhân khác gây thiếu máu.

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT