U bì buồng trứng (hay còn gọi là U quái buồng trứng) là một khối u phát triển bên trong buồng trứng có nguồn gốc do tế bào mầm phát triển và biệt hóa sẽ tạo thành u quái trưởng thành với cấu trúc chứa các mô tuyến bã, da, tóc, xương… Tổ chức của u bì buồng trứng là tổ chức phát triển từ mô thượng bì trong thời phôi thai. ...

Đối với u bì thì diễn biến của bệnh rất phức tạp, nếu không được phát hiện kịp thời thì bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng. Hầu hết khối u bì chỉ xuất hiện ở một bên buồng trứng, nhưng nếu u xuất hiện ở cả 2 bên buồng trứng thì có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Đối tượng dễ mắc u bì buồng trứng đa số là phụ nữ ở độ tuổi từ 20 - 30 tuổi. 

Đặc điểm của u bì buồng trứng

U bì buồng trứng có các đặc điểm: 

  • Vỏ dày, trơn láng và lẫn những sợi tơ, lớp vỏ bên trong có cấu trúc như da.
  • Khối u có kích thước thường không to, dưới 10cm, trọng lượng nặng nên dễ gây xoắn buồng trứng.
  • U thường xuất hiện ở một bên buồng trứng.
  • Bên trong u bì chứa các tổ chức da đã bị biệt hóa cao như lông, tóc, móng, răng, chất bã đậu, các tổ chức xương, sụn hoặc chất trắng như não hay thần kinh.

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân có thể gây khối u bì buồng trứng, bao gồm:

  • Nang trứng phát triển không đầy đủ, không hấp thụ được dịch lỏng trong buồng trứng.
  • U nang phát triển nhanh do hormon LH kích thích buồng trứng
  • U nang xuất huyết do vỡ mạch máu nang trứng  
  • Lượng hormon HCG dư thừa.
  • Rối loạn nội tiết tố, bao gồm việc dùng thuốc clomiphene (Clomid) - được sử dụng cho nữ giới khi muốn rụng trứng.
  • Lạc nội mạc tử cung: Khi các tế bào nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Một số mô có thể gắn vào buồng trứng và hình thành sự phát triển cả u bì. 
  • Viêm nhiễm vùng chậu nghiêm trọng, nếu nhiễm trùng lan đến buồng trứng có thể gây ra khối u.
  • Tiền sử u bì buồng trứng trước đó.

Dấu hiệu nhận biết u bì buồng trứng

U bì buồng trứng có thể gây triệu chứng chèn ép các cơ quan lân cận. Nguồn ảnh: www.jmig.org.U bì buồng trứng có thể gây triệu chứng chèn ép các cơ quan lân cận. Nguồn ảnh: www.jmig.org.

Khi mới hình thành và đang trong giai đoạn phát triển, u bì buồng trứng thường không có triệu chứng rõ rệt nên rất khó để nhận biết. Chỉ phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe hoặc khám phụ khoa.

Các triệu chứng chỉ xảy ra khi khối u phát triển với kích thước đủ lớn:

Biến chứng nguy hiểm của u bì buồng trứng

U bì buồng trứng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Các biến chứng có thể gặp bao gồm: 

  • Xoắn cuống nang: Trường hợp này xảy ra khi khối u có cuống dài, đường kính từ 8 - 10 cm. Do khối u nhỏ, lại có cuống dài nên rất dễ dịch chuyển và gây xoắn cuống nang. 
  • Xoắn buồng trứng: Các u nang bì mở rộng có thể làm cho buồng trứng di chuyển, làm tăng khả năng xoắn buồng trứng. Các triệu chứng có thể bao gồm khởi phát đột ngột cơn đau vùng chậu dữ dội, buồn nôn và nôn. Xoắn buồng trứng cũng làm giảm hoặc ngừng lưu lượng máu lưu thông đến buồng trứng.
  • Vỡ nang: Một u nang vỡ có thể gây đau dữ dội và chảy máu bên trong. U nang càng lớn, nguy cơ vỡ càng lớn. Khi hoạt động mạnh mẽ ảnh hưởng đến khung chậu, chẳng hạn như khi quan hệ tình dục cũng làm tăng nguy cơ.
  • Chèn ép các cơ quan khác: U bì phát triển bất thường sẽ chèn ép lên các cơ quan khác gây nhiều biến chứng như vô sinh, sảy thai, đẻ non…
  • Phát triển thành ung thư buồng trứng.

Điều trị u bì buồng trứng

Có thể phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở để điều trị u bì buồng trứng. Nguồn ảnh: Webpathology.com.Có thể phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở để điều trị u bì buồng trứng. Nguồn ảnh: Webpathology.com.

Dựa vào tính chất và sự phát triển của khối u bì, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất. 

Hai phương pháp điều trị được sử dụng nhiều nhất hiện nay gồm phẫu thuật nội soi và mổ mở:

  • Phẫu thuật nội soi: Áp dụng cho những khối u bì lành tính, kích thước nhỏ và phát hiện sớm, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện nội soi để loại bỏ khối u. Quá trình phát hiện bệnh càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao, giảm thiểu rủi ro tái phát về sau.
  • Phẫu thuật mổ mở: Được áp dụng khi khối u có kích thước lớn, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để bóc tách khối u đưa ra ngoài. Trường hợp khối u ác tính sẽ phải cắt bỏ buồng trứng và tử cung để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh. 

Cả hai phương pháp trên chỉ nên dùng cho những khối u lành tính. Riêng đối với những khối u ác tính, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cắt bỏ cả buồng trứng và tử cung để hạn chế khả năng lây lan bệnh và nguy cơ đe dọa đến tính mạng.

Có thể phòng ngừa u bì buồng trứng không?

Đối với u bì buồng trứng, việc tìm ra những phương pháp cụ thể để phòng ngừa là vô cùng khó khăn.

U bì buồng trứng thường tiến triển âm thầm và không gây triệu chứng đặc hiệu, vì thế thăm khám bác sĩ định kỳ mỗi năm 2 lần ở nữ giới là rất cần thiết. Đây cũng là phương pháp phòng bệnh hiệu quả cho tất cả các bệnh lý nói chung ở nữ giới. Đặc biệt là khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường về kinh nguyệt hoặc ở vùng chậu, bạn cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, việc xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, phù hợp, luyện tập thể dụng năng cao sức khỏe cũng là những biện phòng bệnh hiệu quả. 

U bì buồng trứng nhìn chung không quá nguy hiểm đến tính mạng (nếu u lành tính). Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá chủ quan với nó bởi u bì buồng trứng vẫn gián tiếp làm giảm chất lượng cuộc sống rất nhiều.

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT