Ung thư xương hàm nguyên phát rất hiếm gặp. Đôi khi, ta gặp những u nang hoặc khối u hình thành trong vùng xương hàm, được gọi là u quái, tuy nhiên những khối u này thường là lành tính (không phải ung thư). Thực tế trên lâm sàng, các bệnh ung thư xuất phát từ sàn miệng (cả trước và sau), tuyến nước bọt, đáy lưỡi, amidan và vòm miệng có thể nhanh chóng tiến triển tổn thương đến xương hàm dưới và xương hàm trên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đề cập đến các loại ung thư xương hàm, các triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị. ...

Có những loại ung thư xương hàm nào?

Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC- Squamous cell carcinoma) là khối u ác tính phổ biến nhất trong khoang miệng, ước tính chiếm khoảng 90% nhưng chỉ chiếm 6% tổng các ca ung thư vùng đầu cổ. 

Các loại ung thư khác cũng có thể liên quan gồm:

  • U xương (một loại ung thư xương hiếm gặp, thường ảnh hưởng đến các xương dài ở tay và chân)
  • Đa u tủy (một bệnh ung thư máu không thể chữa khỏi và cũng rất hiếm gặp)
  • Các khối u di căn (di căn từ các bộ phận khác của cơ thể)

Các triệu chứng ung thư xương hàm là gì?

Trong giai đoạn đầu của ung thư xương hàm, bạn có thể chỉ thấy đau hoặc thậm chí là không có triệu chứng gì.

Khi ung thư tiến triển, bạn có thể gặp phải một vài dấu hiệu và triệu chứng khác đặc trưng hơn, bao gồm: 

  • Vết loét gây đau, vết loét trong miệng
  • Các mảng màu đỏ hoặc trắng trong miệng
  • Răng lung lay hoặc đau quanh răng
  • Sưng bên trong miệng hoặc một bên mặt
  • Khó mở miệng
  • Tê ở răng dưới hoặc môi dưới và vùng cằm
  • Khó nói
  • Nổi u cục ở cổ của bạn

Tuy nhiên cần lưu ý là những triệu chứng trên còn gặp nhiều hơn khi bạn mắc các vấn đề bệnh răng miệng khác mà không phải do ung thư nên cũng đừng quá lo sợ. Lời khuyên được đưa ra là hãy đến gặp nha sĩ khi bạn có các triệu chứng trên  kéo dài hơn hai tuần.

Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì?

Hình ảnh minh họa hút thuốc lá gây tăng tỷ lệ mắc ung thư xương hàm (Nguồn ảnh từ Onlymyhealth).Hình ảnh minh họa hút thuốc lá gây tăng tỷ lệ mắc ung thư xương hàm (Nguồn ảnh từ Onlymyhealth).

Hiện nay thì nguyên nhân chính xác của ung thư xương hàm còn chưa rõ ràng, tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ góp phần gây lên sự phát triển bệnh dưới đây: 

  • Hút thuốc lá, xì gà tất cả đều làm tăng nguy cơ ung thư ở bất kỳ vị trí nào trong miệng, hàm hoặc cổ họng.
  • Sử dụng các sản phẩm thuốc lá bằng cách như hít, nhổ, nhai, có liên quan đến ung thư má, nướu và bề mặt bên trong của môi (thời gian sử dụng càng lâu, nguy cơ càng cao) 
  • Uống rượu làm tăng nguy cơ phát triển ung thư khoang miệng (uống rượu từ mức độ vừa đến nặng có liên quan đến nguy cơ mắc một số bệnh ung thư đầu và cổ cao hơn. Người uống rượu vừa phải có nguy cơ ung thư khoang miệng và cổ họng cao hơn 1,8 lần so với người không uống rượu).
  • Chế độ ăn uống thiếu trái cây và rau quả.
  • Có hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Nhai trầu, cũng có tác hại kích thích giống như nhai thuốc lá.
  • Răng kém
  • Tiền sử bệnh giang mai

Ung thư hầu họng (xảy ra ở phần họng ngay sau miệng) là loại ung thư thường liên quan đến vi rút u nhú ở người (HPV). Tuy nhiên, HPV hiếm khi liên quan đến ung thư xương hàm.

Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Nếu xuất hiện các triệu chứng kể trên của ung thư xương hàm, bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc tốt hơn là các nha sĩ. Họ sẽ cho bạn biết liệu đó có phải là ung thư hay không và có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa như bác sĩ phẫu thuật đầu-cổ (bác sĩ tai mũi họng).

Khi đó bạn sẽ được làm các xét nghiệm thăm dò kiểm tra kỹ lưỡng kèm đánh giá các hạch bạch huyết. Nếu các bất thường đáng ngờ được tìm thấy, việc sinh thiết mẫu mô để làm giải phẫu bệnh là cần thiết. Kết quả sẽ cho biết liệu cơ thể bạn có các tế bào ung thư hay không, nếu có thì chính xác giai đoạn của bệnh (dựa kích thước và vị trí, mức độ lan rộng của nó) để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Ngoài ra, để chẩn đoán giai đoạn ung thư đối với ung thư xương hàm có thể làm:

  • XQ xương để kiểm tra xương ở mặt và cổ, tình trạng răng.
  • Chụp CT scanner (chụp cắt lớp vi tính) hoặc MRI (chụp cộng hưởng từ) để đánh giá xâm lấn xung quanh hay di căn xa tới các cơ quan khác trong cơ thể. 

Các phương pháp điều trị là gì?

Các phương pháp điều trị bao gồm đơn lẻ hoặc kết hợp sẽ tùy thuộc vào giai đoạn và vị trí của khối u. Nói chung, phẫu thuật được coi là lựa chọn điều trị đầu tay đối với ung thư khoang miệng và tiếp sau là xạ trị hoặc hóa-xạ trị kết hợp. 

Vậy phẫu thuật là làm như thế nào? Liệu nó có cho hiệu quả tốt nhất không?

Hình ảnh minh họa cắt và tái tạo xương hàm ( Nguồn ảnh từ hospital.uillinois.edu)Hình ảnh minh họa cắt và tái tạo xương hàm ( Nguồn ảnh từ hospital.uillinois.edu)

Đối với ung thư xương hàm, phẫu thuật cắt bỏ khối u luôn được đưa ra ưu tiên, trừ khi bác sĩ thấy rằng không thể phẫu thuật được triệt căn hoặc sức khỏe của bạn không đảm bảo để trải qua cuộc mổ.

Hầu hết các cuộc phẫu thuật sẽ giúp lấy đi cả những vùng bị ảnh hưởng lân cận như mô mềm (lưỡi, sàn miệng, amidan, một phần của hầu), cùng với xương bên cạnh. Thông thường, tiến hành cả nạo vét hạch bạch huyết cùng bên.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, thường là ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, có thể cần đến các cuộc phẫu thuật chuyên sâu hơn bao gồm:

  • Cắt bỏ hàm trên (một phần hoặc toàn bộ): loại bỏ xương rồi tạo hình vòm miệng.
  •  Cắt xương hàm dưới: Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ xương hàm.

Hầu hết bệnh nhân ung thư giai đoạn 3 và 4 cũng sẽ phải mở khí quản tạm thời (tức là đưa một ống khí vào khí quản bệnh nhân thông qua một vết rạch nhỏ ở cổ để giúp duy trì hô hấp) trong quá trình đợi họ hồi phục.

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ can thiệp cuộc mổ ban đầu mà các phẫu thuật tái tạo tiếp theo có thể cần thiết. Chúng bao gồm ghép xương, cơ hoặc da.

Xạ trị trong ung thư xương hàm.

Xạ trị là việc sử dụng tia X có năng lượng cao hoặc các hạt để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chậm sự phát triển của chúng cho thấy có hiệu quả đáng kể trong điều trị ung thư xương hàm.

Việc sử dụng xạ trị phổ biến nhất để điều trị ung thư hàm được gọi là xạ trị bổ trợ, tức là xạ được thực hiện sau khi phẫu thuật để giảm khả năng khối u tái phát.

Hóa trị liệu là gì?

Hóa trị là sử dụng các thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, nhưng nhìn chung không được xem là phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh ung thư xương hàm. Trong một số trường hợp, nó giúp tăng hiệu quả điều trị khi kết hợp với xạ trị như một phương pháp bổ trợ sau phẫu thuật. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa nếu ung thư đã phát triển bên ngoài các hạch bạch huyết hoặc nếu quá trình phẫu thuật không lấy hết khối u. 

Tiên lượng bệnh như thế nào?

Viện Ung thư Quốc gia (NCI) không có dữ liệu cụ thể về ung thư xương hàm, vì tình trạng này khá hiếm gặp. Nhưng đối với ung thư nướu và các phần khác của miệng, tỷ lệ sống sót tương đối là 60%. 

Nhìn chung thì ung thư xương hàm được phát hiện càng sớm thì càng có cơ hội sống sót sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán.

Tóm lại 

Ung thư xương hàm rất hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu bạn bị sưng, đau, khó mở miệng và tê ở miệng dưới, hãy đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Ung thư này được phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng hiệu quả.

Điều quan trọng là việc loại bỏ yếu tố nguy cơ. Yếu tố nguy cơ lớn nhất có thể phòng ngừa được đối với ung thư miệng (bao gồm cả ung thư xương hàm) là ngừng sử dụng thuốc lá. Hãy tìm đến các chương trình cai thuốc lá nếu bạn đang muốn bỏ thuốc lá và sử dụng các sản phẩm thuốc lá không khói.

Đa phần các triệu chứng của ung thư xương hàm cũng gặp nhiều trong các tình trạng bệnh lý khác không phải ung thư gây ra, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp nha sĩ để kiểm tra sớm, đặc biệt nếu bạn là người hay hút thuốc và uống rượu kha khác.

Xem thêm:

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT