Hội chứng niệu đạo là một tình trạng ảnh hưởng đến niệu đạo - ống dẫn nước tiểu từ bàng quang và tinh dịch từ túi tinh (ở nam giới) ra bên ngoài cơ thể. Những người bị hội chứng niệu đạo có niệu đạo bị viêm hoặc bị kích thích. ...


Hội chứng niệu đạo còn được gọi là bệnh tiểu máu có triệu chứng. Bệnh có nhiều triệu chứng giống viêm niệu đạo - là tình trạng nhiễm trùng ở niệu đạo. Các triệu chứng này bao gồm đau bụng tiểu buốt, tiểu rắt. Cả 2 bệnh này đều gây kích thích niệu đạo. Viêm niệu đạo thường do vi khuẩn hoặc vi rút, nhưng hội chứng niệu đạo thường không có nguyên nhân rõ ràng.

Bệnh này có thể gặp ở mọi người thuộc mọi lứa tuổi khác nhau, nhưng hay gặp nhất ở nữ giới.

Nguyên nhân

Hội chứng niệu đạo do nhiều nguyên nhân gây nên. Nguyên nhân phổ biến có thể là hẹp niệu đạo hoặc chấn thương niệu đạo.

Những điều dưới đây có thể gây kích ứng niệu đạo:

  • Các sản phẩm có mùi thơm, như nước hoa, xà phòng, sữa tắm và băng vệ sinh
  • Chất diệt tinh trùng
  • Một số thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine
  • Hóa, xạ trị
  • Tổn thương niệu đạo do một số nguyên nhân như:
  • Quan hệ tình dục
  • Sử dụng màng ngăn
  • Sử dụng băng vệ sinh
  • Đi xe đạp

Tình trạng này được coi là viêm niệu đạo nếu bị nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các xét nghiệm sẽ không thể tìm thấy bất kỳ sự nhiễm khuẩn nào. Khi đó bác sĩ sẽ coi các triệu chứng của người bệnh là hội chứng niệu đạo.

Các yếu tố nguy cơ

Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng niệu đạo:

Triệu chứng

Triệu chứng của hội chứng niệu đạo. nguồn ảnh: medicalnewstodayTriệu chứng của hội chứng niệu đạo. nguồn ảnh: medicalnewstoday

Hội chứng niệu đạo có thể gây ra:

  • Đau bụng dưới
  • Chướng bụng
  • Tiểu gấp
  • Tiểu rắt
  • Tiểu khó
  • Đau khi đi tiểu
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Tiểu máu

Ngoài ra còn có một số triệu chứng chỉ gặp ở nam giới. 

  • Sưng đau tinh hoàn
  • Đau dương vật khi xuất tinh
  • Tinh dịch lẫn máu
  • Tiết dịch từ dương vật

Ở phụ nữ, hội chứng niệu đạo cũng có thể gây khó chịu ở vùng âm hộ.

Chẩn đoán

Chẩn đoán thường được thực hiện khi loại trừ các nguyên nhân phổ biến hơn như nhiễm trùng do vi rút và vi khuẩn.

Trước tiên, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và bệnh sử của người bệnh. Sau đó bác sĩ có thể khám toàn thân và lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm máu hoặc siêu âm vùng chậu.

Nếu một vài phương pháp điều trị ban đầu không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định nội soi bàng quang cho người bệnh.

Điều trị

Bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp để điều trị hội chứng này như thay đổi lối sống, dùng thuốc và một số ít trường hợp cần phải phẫu thuật.

Thay đổi lối sống

Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh ngừng sử dụng các sản phẩm hoặc các hoạt động gây kích ứng niệu đạo như sử dụng xà phòng thơm hoặc đi xe đạp đường dài.

Thuốc 

Dưới đây là những loại thuốc phổ biến nhất để điều trị hội chứng niệu đạo:

  • Thuốc kháng sinh, thường được sử dụng nếu nghi ngờ nhiễm trùng 
  • Thuốc gây tê như phenazopyridine (Pyridium) và lidocaine (AneCream)
  • Thuốc chống co thắt như hyoscyamine (Levsin) và oxybutynin (Ditropan XL)
  • Thuốc chống trầm cảm như amitriptyline và nortriptyline (Pamelor), tác động trên dây thần kinh giúp giảm đau mãn tính
  • Thuốc chẹn alpha như doxazosin (Cardura) và prazosin (Minipress), giúp cải thiện lưu lượng máu bằng cách giãn cơ.

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cần phải mở rộng niệu đạo bằng phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc giãn cơ. Phẫu thuật chỉ được thực hiện nếu nguyên nhân do co thắt niệu đạo (do chấn thương, viêm và mô sẹo).

Phòng bệnh

Nếu bạn đã từng gặp tình trạng này trong quá khứ, bạn có thể thực hiện các cách sau: 

  • Tránh các sản phẩm gây kích ứng niệu đạo.
  • Sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
  • Đi xét nghiệm và điều trị kịp thời nếu nghi ngờ hoặc biết mình bị  bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục
  • Đi tiểu ngay sau quan hệ tình dục.
  • Lau bộ phận sinh dục theo hướng từ trước ra sau.
  • Tránh mặc quần quá chật.
  • Mặc đồ lót bằng vải cotton thay vì nylon.

Tiên lượng

Thường không có nguyên nhân rõ ràng do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hội chứng niệu đạo, nhưng các triệu chứng đau và khó chịu thường cần được điều trị. Hãy trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu phương pháp điều trị phù hợp. Sử dụng thuốc có thể giúp giảm bớt và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh tái phát.

Xem thêm:

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT