Viêm niệu đạo là tình trạng niệu đạo - ống dẫn nước tiểu từ bàng quang và tinh dịch từ túi tinh ra ngoài, bị viêm và kích thích. ...


Viêm niệu đạo thường gây tiểu buốt, tiểu rắt. Nguyên nhân chính của bệnh thường do nhiễm khuẩn.

Viêm niệu đạo không giống nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Viêm niệu đạo là tình trạng niệu đạo bị viêm nhiễm, còn nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Hai bệnh này có thể có các triệu chứng tương tự nhau, nhưng các phương pháp điều trị là khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Viêm niệu đạo ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ thường bị nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân là do niệu đạo của nam giới dài hơn nhiều so với nữ giới (khoảng 4cm). Điều đó khiến vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo dễ dàng hơn.

Theo Antimicrobe, có khoảng 4 triệu người Mỹ bị viêm niệu đạo mỗi năm. Viêm niệu đạo không do lậu cầu chiếm 80% các trường hợp.

Các triệu chứng của bệnh 

Các triệu chứng ở nam giới

Nam giới bị viêm niệu đạo có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Ngứa rát gần lỗ tiểu
  • Có máu trong tinh dịch hoặc nước tiểu
  • Tiết dịch từ dương vật

Các triệu chứng ở nữ giới

Một số triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới:

  • Tiểu rắt
  • Tiểu buốt
  • Nóng rát hoặc kích ứng ở lỗ niệu đạo
  • Tiết dịch bất thường từ âm đạo 

Những người bị viêm niệu đạo có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Điều này thường xảy ra ở phụ nữ. Ở nam giới, các triệu chứng có thể không rõ ràng nếu viêm niệu đạo do chlamydia hoặc trùng roi trichomonas.

Chlamydia. Nguồn ảnh: avertChlamydia. Nguồn ảnh: avert

Do đó cần phải xét nghiệm nếu người bệnh nghi ngờ bị bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Nguyên nhân gây bệnh

Hầu hết các trường hợp viêm niệu đạo là do nhiễm trùng từ vi khuẩn hoặc vi rút, trong đó vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất. Cùng một loại vi khuẩn có thể gây viêm bàng quang và thận cũng có thể gây viêm niệu đạo. Vi khuẩn tự nhiên trong vùng sinh dục cũng có thể gây viêm niệu đạo nếu chúng xâm nhập vào đường tiết niệu.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kì (CDC), vi khuẩn liên quan đến viêm niệu đạo bao gồm:

  • Lậu cầu
  • Chlamydia trachomatis
  • Mycoplasma genitalium
Lậu cầu gây bệnh lậu. Nguồn ảnh: stdLậu cầu gây bệnh lậu. Nguồn ảnh: std

Các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có thể gây viêm niệu đạo. Chúng bao gồm vi khuẩn gây bệnh lậu, chlamydia và trùng roi trichomonas.

Ngoài ra vi rút có thể gây viêm niệu đạo như HPV, herpes simplex (HSV) và cytomegalovirus (CMV).

Phân loại viêm niệu đạo

Có nhiều loại viêm niệu đạo khác nhau, được phân loại theo nguyên nhân gây bệnh. Đó là viêm niệu đạo do lậu cầu và viêm niệu đạo không do lậu cầu.

Viêm niệu đạo do lậu cầu gây ra bởi cùng một loại vi khuẩn gây bệnh lậu. Bệnh chiếm 20 % các trường hợp viêm niệu đạo.

Viêm niệu đạo không do lậu cầu là viêm niệu đạo do các vi khuẩn không gây bệnh lậu gây ra. Chlamydia là nguyên nhân phổ biến của viêm niệu đạo không do lậu cầu.

Tuy nhiên, viêm niệu đạo có thể không liên quan đến bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Những nguyên nhân này bao gồm chấn thương niệu đạo từ ống thông tiểu, hoặc các loại chấn thương bộ phận sinh dục khác.

Mặc dù rất nhiều bệnh nhân mắc 1 trong 2 loại viêm niệu đạo này hoặc loại khác, nhưng có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra viêm niệu đạo tại cùng một thời điểm. Điều này thường xảy ra ở nữ giới.

Chẩn đoán bệnh

Bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng của người bệnh. Sau đó sẽ thăm khám vùng sinh dục để tìm dịch tiết, phản ứng đau, vết loét và bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh lây truyền qua đường tình dục. 

Bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm nước tiểu hoặc dịch niệu đạo, âm đạo. Nếu bác sĩ nghi ngờ 1 bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cụ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để chẩn đoán xác định hoặc loại trừ chẩn đoán đó. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, như HIV và giang mai.

Tùy thuộc vào bác sĩ và phòng xét nghiệm, người bệnh có thể nhận kết quả xét nghiệm trong một vài ngày. Điều này cho phép các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân càng sớm càng tốt và cho biết có cần khám và điều trị bạn tình của nguời bệnh không.

Điều trị

Viêm niệu đạo thường được điều trị bằng một đợt thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng vi-rút. Một số thuốc điều trị phổ biến cho bệnh viêm niệu đạo:

  • Azithromycin, một loại kháng sinh, dùng 1 lần/ngày
  • Doxycycline, kháng sinh uống dùng 2 lần/ngày trong 7 ngày
  • Erythromycin, kháng sinh có thể dùng đường uống, 4 lần/ngày trong 7 ngày
  • Ofloxacin, kháng sinh uống thường được dùng 2 lần/ngày trong 7 ngày.
  • Levofloxacin, kháng sinh uống dùng 1 lần/ngày trong 7 ngày

Nếu viêm âm đạo do nguyên nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục gây nên thì cần phải điều trị cả bạn tình của nguời bệnh. Điều này ngăn chặn sự tái nhiễm.

Người bệnh có thể thấy các triệu chứng được cải thiện chỉ vài ngày sau khi điều trị. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn nên uống hết đơn thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ, nếu không tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên tồi tệ hơn. Người bệnh nên đợi 1 tuần sau khi uống hết đơn thuốc và bạn tình của họ đã điều trị xong trước khi tiếp tục quan hệ tình dục.

Tương tác thuốc có thể xảy ra đối với các loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm niệu đạo:

  • Thuốc chống đông
  • Thuốc điều trị bệnh tim
  • Thuốc chống co giật

Các biến chứng 

Thuốc kháng sinh thường có thể điều trị viêm niệu đạo nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng không được điều trị, bệnh có thể kéo dài và gây nhiều biến chứng. Ví dụ, nhiễm trùng có thể lan sang các bộ phận khác của đường tiết niệu như niệu quản, bàng quang, thận. Mặc dù các bệnh này có thể được điều trị bằng các đợt kháng sinh, nhưng bệnh sẽ gây tổn thương các cơ quan nếu không được điều trị kịp thời. Những bệnh nhiễm trùng không được điều trị này cũng có thể lan vào máu và dẫn đến nhiễm khuẩn huyết có thể đe dọa tính mạng.

Ngoài ra, các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường xuyên gây viêm niệu đạo có thể làm tổn thương hệ sinh sản. Ở nữ giới viêm niệu đạo có thể gây bệnh viêm vùng chậu có thể dẫn đến vô sinh, đau vùng chậu liên tục hoặc đau khi quan hệ tình dục. Phụ nữ bị bệnh lây truyền qua đường tình dục không điều trị có nguy cơ chửa ngoài tử cung cao hơn, có thể đe dọa tính mạng.

Nam giới có thể bị nhiễm trùng tuyến tiền liệt hoặc hẹp niệu đạo do sẹo, dẫn đến tiểu buốt. Vì những lý do này, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh viêm niệu đạo.

Phòng bệnh

Nhiều vi khuẩn gây viêm niệu đạo có thể lây sang người khác qua đường tình dục. Vì vậy, quan hệ tình dục an toàn là một biện pháp phòng bệnh quan trọng. Các mẹo dưới đây có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ:

  • Tránh giao hợp với nhiều bạn tình.
  • Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục.
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
  • Bảo vệ người khác: Nếu phát hiện mình bị bệnh lây truyền qua đường tình dục hãy thông báo cho những người khác cũng có nguy cơ bị bệnh.

Ngoài quan hệ tình dục an toàn, còn có những cách khác để tăng cường sức khỏe đường tiết niệu. Điều này có thể làm giảm nguy cơ bị viêm niệu đạo và một số bệnh đường tiết niệu khác. Uống nhiều nước và đi tiểu ngay sau khi giao hợp. Tránh thực phẩm có tính axit. Ngoài ra, tránh tiếp xúc với chất diệt tinh trùng, đặc biệt nếu đã biết chúng gây kích ứng niệu đạo.

Xem thêm:

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT