Làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh cần được bảo vệ khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, bao gồm cả nhiệt và độ ẩm. Giữ cho con tránh ánh nắng trực tiếp là một điều tốt, nhưng cho bé tiếp xúc với ánh nắng có cường độ vừa phải - đặc biệt là vào buổi sáng - có lợi về nhiều mặt. Tia UV trong ánh nắng mặt trời mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe khi sử dụng đúng cách với bé. ...

Tăng cường Vitamin D

Ánh sáng mặt trời cần thiết để tổng hợp vitamin D (Nguồn ảnh: https://timesofindia.indiatimes.com)Ánh sáng mặt trời cần thiết để tổng hợp vitamin D (Nguồn ảnh: https://timesofindia.indiatimes.com)

Đây là một trong những lợi ích lớn nhất mà em bé sẽ nhận được khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Cơ thể chúng ta cần vitamin D. Để tạo ra nó, cơ thể cần ít nhất 15 phút tia UV mỗi ngày, tùy thuộc vào tông màu da của trẻ - những trẻ có làn da sẫm màu cần nhiều thời gian dưới ánh nắng hơn, nhưng không quá 30 phút/ngày. Vitamin D hỗ trợ hấp thụ canxi, do đó giúp xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, vitamin D giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả và cơ thể được bảo vệ khỏi bệnh tật.

Quá trình hình thành xương tiếp diễn cho đến tuổi thiếu niên. Vì vitamin D rất cần thiết cho sự hình thành xương, nên việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là bắt buộc ở mọi lứa tuổi. Đối với trẻ sơ sinh, nó còn giúp kiểm soát nồng độ bilirubin. Hãy nhớ rằng bạn cũng cần vitamin D nhiều như trẻ, vì vậy đừng ngần ngại tắm nắng cho chính bạn!

Tăng nồng độ serotonin cho trẻ



Tiếp xúc một một lượng ánh sáng mặt trời vừa đủ giúp trẻ sơ sinh tăng sản xuất serotonin - thường được gọi là 'hormone hạnh phúc' - giúp tăng cường cảm giác hạnh phúc và an toàn cho trẻ. Serotonin còn giúp điều chỉnh giấc ngủ và tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.

Nâng cao nồng độ insulin trong máu



Tiếp xúc ánh sáng mặt trời ngay từ khi còn nhỏ có thể giúp giảm khả năng bị bệnh tiểu đường ở một mức độ nhất định. Mặc dù ánh sáng mặt trời không phải là yếu tố duy nhất giúp sản xuất insulin, nhưng chắc chắn có tác động bổ sung quan trọng vì thông qua vai trò sản xuất vitamin D để duy trì nồng độ insulin. Một chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục đều đặn sẽ cực kỳ có lợi trong việc phòng bệnh tiểu đường trong tương lai của trẻ.

Giúp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh



Chứng vàng da nhẹ ở trẻ sơ sinh có thể cải thiện bằng tắm nắng (Nguồn ảnh: https://www.mamanatural.com)Chứng vàng da nhẹ ở trẻ sơ sinh có thể cải thiện bằng tắm nắng (Nguồn ảnh: https://www.mamanatural.com)

Ánh nắng mặt trời giúp phân huỷ bilirubin - một hợp chất gây vàng da - được tạo ra trong quá trình chuyển hoá, từ đó giúp gan của trẻ có thể đào thải bilirubin. Cho bé tiếp xúc trực tiếp (không qua quần áo) với ánh nắng buổi sáng từ 15 đến 20 phút mỗi ngày có thể giúp chữa vàng da nhẹ. Tuy nhiên, những trường hợp vàng da nặng hoặc nghiêm trọng cần được điều trị tích cực hơn trong bệnh viện.

Giúp tăng năng lượng 

Khi trẻ sơ sinh được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên sẽ giúp điều hòa sản xuất melatonin. Mức độ melatonin có thể ảnh hưởng đến thói quen ngủ của trẻ, điều này cực kỳ quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ sơ sinh. Ánh nắng mặt trời làm giảm mức melatonin và làm tăng serotonin, từ đó làm tăng mức năng lượng cho trẻ.

Giúp tắm sạch hơn cho trẻ sau khi tiếp xúc ánh nắng



Em bé của bạn có thể được tiếp xúc ánh sáng mặt trời hàng ngày trước khi cho trẻ tắm. Sau khi trẻ tắm nắng, những vùng trước đó không được chú ý như nếp gấp của bụng, đùi, bàn chân và vùng sau tai có thể dễ dàng được phát hiện vết bẩn hơn.

Mẹo để đạt được lợi ích tối đa từ ánh nắng mặt trời cho trẻ



Một nghiên cứu năm 2017 do Đại học Khoa học Y tế, New Delhi cho thấy tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời có khả năng cung cấp cho trẻ đủ lượng vitamin D để giữ trẻ khỏe mạnh. Nghiên cứu chỉ ra rằng cho trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi phơi nắng khoảng 30 phút mỗi tuần giúp cung cấp đủ lượng vitamin D để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển tối ưu của trẻ. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng chỉ tiếp xúc 40% diện tích cơ thể trẻ dưới ánh sáng mặt trời cũng có thể đạt được điều này. Tuy nhiên, điều thú vị là nghiên cứu đưa ra thời gian tắm nắng lý tưởng cho bé là từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều! Việt Nam là một nước nhiệt đới, vì vậy ánh sáng mặt trời có cường độ cao, thời gian phù hợp là từ 7 giờ sáng đến 10 giờ sáng. Chỉ cần nhớ nguyên tắc đơn giản: Diện tích bề mặt cơ thể tiếp xúc càng lớn thì càng tốt cho em bé của bạn. Sau đây là một số mẹo để tối đa hóa lợi ích của ánh sáng mặt trời cho trẻ:

  • Chọn đúng thời điểm

Đảm bảo rằng em bé của bạn được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong 10-15 phút từ 7 đến 10 giờ sáng để thu được những lợi ích tối đa. Một giờ sau khi mặt trời mọc và một giờ trước khi mặt trời lặn được coi là thời điểm tốt nhất để cho bé tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vì da em bé nhạy cảm nên không nên tiếp xúc với ánh nắng quá 30 phút. Tiếp xúc lâu dài với tia UV có thể gây mẩn đỏ, bỏng rát và kích ứng.

  • Mặc ít đồ cho trẻ nhất có thể

Điều quan trọng là toàn bộ cơ thể của em bé, bao gồm cả ngực và lưng, nhận được sự chiếu sáng như nhau. Hãy che mắt cho trẻ để tránh nguy cơ tổn thương.

  • Chọn ví trí phù hợp
Đặt em bé trong phòng có ánh nắng tự nhiên (Nguồn ảnh: https://images.myupchar.com)Đặt em bé trong phòng có ánh nắng tự nhiên (Nguồn ảnh: https://images.myupchar.com)

Không nhất thiết phải tắm nắng cho bé ở một không gian hoàn toàn mở. Mở cửa sổ để ánh nắng mặt trời chiếu vào hoặc đặt em bé trong phòng có ánh nắng tự nhiên. Nếu trời có gió, tốt nhất nên để bé ở trong nhà để tránh bụi bẩn hoặc các dị vật ảnh hưởng đến mắt. Em bé cũng có thể tắm nắng qua cửa sổ kính trong suốt.

Trong trường hợp trẻ sinh non, không nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong vài tuần đầu. Trẻ sinh non cần có thân nhiệt ổn định, do đó cần tránh xa ánh nắng trực tiếp trong thời gian đầu. Em bé có cân nặng nằm trong ngưỡng bình thường có thể được đặt ở gần cửa sổ trong suốt

  • Chú ý nếu bé có làn da nhạy cảm

Nếu em bé của bạn có làn da nhạy cảm, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem có thể cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hay không. Vì tiếp xúc trực tiếp có thể gây khô da, dẫn đến phát ban, bong tróc hoặc kích ứng.

  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể

Bất kỳ sự tăng bất thường nhiệt độ cơ thể của bé do tiếp xúc lâu với ánh nắng đều phải rất cần chú ý. Cơ thể và chức năng não của em bé có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao, vì vậy thời gian tắm nắng và nhiệt độ phải được theo dõi cẩn thận.

  • Tận dụng thời gian một cách khôn ngoan

Trong khi em bé đang tận hưởng thời gian trong ánh sáng mặt trời dịu nhẹ, bạn có thể sử dụng cơ hội này để kết nối với em bé. Bạn có thể xoa bóp nhẹ bằng dầu trẻ em để trẻ được bảo vệ thêm khỏi các vấn đề về da. Vuốt ve em bé để tạo cảm giác an toàn và ấm áp, giúp tăng cường sức khỏe. Đảm bảo rằng bạn nói chuyện với em bé trong toàn bộ thời gian và xây dựng nền tảng cho việc giao tiếp giữa bạn và bé trong tương lai. Thời gian được tận dụng hợp lý này mang lại nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần cho cả em bé và người mẹ.

Hai mẹ con cùng tắm nắng là trải nghiệm tuyệt với (Nguồn ảnh: https://cdn.cdnparenting.com)Hai mẹ con cùng tắm nắng là trải nghiệm tuyệt với (Nguồn ảnh: https://cdn.cdnparenting.com)

Bây giờ bạn đã hiểu những lợi ích mạnh mẽ về thể chất và tinh thần của việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đối với em bé của bạn, đã đến lúc hành động!

Xem thêm:

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT