Hội chứng sợ đám đông – Enochlophobia hay còn có tên gọi khác là Ochlophobia, liên quan mật thiết đến chứng sợ không gian mở (gọi là Agoraphobia- xảy ra khi đến một địa điểm hoặc gặp trong tình huống nào đó). ...

Hội chứng sợ đám đông liên quan nhiều đến chứng tự ám thị về những mối đe dọa có thể xảy ra ở những nơi đông người. Nó bao gồm cả nỗi sợ bị mắc kẹt, cảm thấy bị lạc lõng, bỏ rơi hoặc bị làm hại trong một đám đông.

Nó thuộc về chứng ám ảnh sợ hãi và được định nghĩa là những nỗi sợ hãi vô lý nhưng gây ra những lo lắng trầm trọng. Trên thực tế, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia ước tính đến khoảng 12,5 % người Mỹ sẽ gặp phải chứng ám ảnh sợ hãi này vào một thời điểm nào đó trong suốt cuộc đời.

Nếu mắc chứng sợ đám đông, bạn có thể gặp nhiều khó khăn đặc biệt khi sống và làm việc ở nơi đông người. Mặc dù không có tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể cho hội chứng này, nhưng một số phương pháp trị liệu có thể giúp bạn để vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình.  

Những ảnh hưởng lên cuộc sống hàng ngày?

Nó có thể gây ra sự sợ hãi quá mức trước những điều mà không có khả năng xảy ra. Ngay cả khi chính bản thân tự nhận thấy rằng sợ hãi như vậy là bất hợp lý, nhưng dường như bạn cũng không kiểm soát được dòng suy nghĩ đó.

Hội chứng sợ đám đông gây cản trở đến công việc cũng như cuộc sống hàng ngày của bạn (Nguồn ảnh từ counseling)Hội chứng sợ đám đông gây cản trở đến công việc cũng như cuộc sống hàng ngày của bạn (Nguồn ảnh từ counseling)

Sự lo lắng quá mức có thể xảy ra ở bất kì thời điểm nào khi bạn ở nơi đông người. Hơn nữa, nỗi sợ hãi đó có thể không chỉ giới hạn ở những sự kiện lớn đông đúc như lễ hội, thi đấu thể thao hoặc công viên. Bạn có thể gặp phải nó diễn ra hàng ngày như:

  • Trên xe buýt, tàu điện ngầm hoặc các hình thức giao thông công cộng khác
  • Tại rạp chiếu phim
  • Tại các cửa hàng tạp hóa hoặc trung tâm mua sắm
  • Ở công viên ngoài trời
  • Ở bãi biển hoặc bể bơi công cộng

 Trong một số trường hợp, chỉ mới nghĩ đến việc ở trong một đám đông đã có thể làm bạn thấy căng thẳng và lo lắng.

Chính vì thế, hội chứng sợ đám đông có thể ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác trong cuộc sống, trong công việc cũng như ở trường học.

Các biểu hiện của hội chứng sợ đám đông

Các biểu hiện của hội chứng sợ đám đông chủ yếu là các triệu chứng của sự lo lắng. Chúng bao gồm:

Theo thời gian, chúng khiến bạn không thể tham gia vào bất kỳ hoạt động nhất định nào vì cảm thấy giảm sự tự tin, sau dần là tự ti và trầm cảm. 

Nguyên nhân

Mặc dù nguyên nhân chính xác của chứng sợ đám đông còn chưa rõ ràng, nhưng người ta cho rằng có thể liên quan đến hội chứng rối loạn lo âu.

Khi mắc chứng sợ đám đông, bạn sẽ luôn tìm cách tránh né chúng như một biện pháp đưa bản thân vào vùng an toàn (Nguồn ảnh từ calmclinic).Khi mắc chứng sợ đám đông, bạn sẽ luôn tìm cách tránh né chúng như một biện pháp đưa bản thân vào vùng an toàn (Nguồn ảnh từ calmclinic).

Một vài yếu tố có thể ảnh hưởng là di truyền và môi trường sống. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh thì khả năng cao là con của họ có thể mắc từ khi còn nhỏ và biểu hiện triệu chứng rõ rệt hơn khi lớn lên. Tuy nhiên, chúng có thể mắc kiểu ám ảnh khác với bố mẹ của mình. Chẳng hạn như: người mẹ mắc chứng ám ảnh sợ xã hội, trong khi người con có thể mắc chứng sợ nước.

Những trải nghiệm hay kí ức không tốt trong quá khứ cũng có thể ảnh hưởng lên chứng sợ đám đông.

Ví dụ, nếu từng bị làm tổn thương hoặc cảm thấy bị bỏ rơi trong một nhóm đông người, trong tiềm thức bạn có thể nghĩ rằng điều tương tự sẽ xảy ra một lần nữa. Do đó, bạn sẽ luôn tìm cách tránh đám đông như một biện pháp đưa bản thân vào vùng an toàn nhằm không gặp bất kỳ nguy hiểm nào.

Điều khiến chứng ám ảnh sợ khác biệt và nguy hiểm hơn đối với chứng không thích đám đông thông thường chính là nỗi sợ hãi có thể xâm chiếm cuộc sống hàng ngày của bạn. Do sợ hãi, để cho an tâm, bạn thay đổi lịch trình và thói quen của mình để đảm bảo rằng sẽ không gặp phải bất kỳ đám đông nào.

Việc né tránh có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái vì nó giúp ngăn chặn các triệu chứng ám ảnh. Nhưng nó có thể khiến bạn gặp bất lợi về lâu dài. Bạn có thể bị bỏ qua những trải nghiệm quan trọng hoặc thú vị như các hoạt động vui chơi, và đặc biệt là gặp các vấn đề với gia đình hoặc bạn bè xung quanh.

Cách để khắc phục

hội chứng sợ đám đông dẫn đến nỗi sợ hãi quá mức, khắc phục nó có thể coi như một thách thức. Lảng tránh chỉ mang lại lợi ích tạm thời, bên cạnh đó việc cố gắng tập thích nghi trong mọi hoàn cảnh cũng không hẳn là tốt, điều đó có thể khiến chứng ám ảnh sợ hãi của bạn trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn có thể thử các phương pháp khác cải thiện tốt hơn hoặc thậm chí giảm bớt nỗi sợ hãi trước đám đông.

Chánh niệm là một cách hữu hiệu để giảm bớt chứng sợ đám đông. Hãy bắt đầu bằng việc tập trung vào hiện tại, để tâm trí của bạn không xao nhãng với những tình huống giả định mà bản thân đã nghĩ đến. Với cách này, bạn sẽ giữ vững được  lập trường và ngăn chặn những nỗi sợ hãi phi lý hình thành.

Để chuẩn bị cho việc sẵn sàng hòa nhập với một đám đông, hãy cố gắng hình dung và chắc chắn rằng bản thân đang thật sự an toàn để tự tin bước vào môi trường xung quanh. Nếu có thể, hãy nhờ bạn bè hoặc người thân đi cùng mình đến các sự kiện đông người.

Các biện pháp làm giảm lo lắng cũng có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng bao gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
  • Ngủ đủ giấc
  • Uống nước đầy đủ
  • Dùng ít caffeine hơn
  • Kỹ thuật thư giãn như bài tập thở
  • Dành thời gian cho các hoạt động bạn yêu thích
  • Tham gia các hoạt động xã hội liên quan đến các nhóm nhỏ trước.

Điều trị

Trị liệu là phương pháp điều trị chính cho chứng sợ hãi đám đông. Chẳng hạn như sau:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy- CBT): qua các buổi trò chuyện trao đổi sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi và học cách thay đổi thói quen suy nghĩ phi lý bằng sự lý trí hơn.
  • Liệu pháp “tự phơi nhiễm” (Exposure therapy). Phương pháp này hướng bạn dần dần tự tiếp cận tới đám đông. Chuyên gia trị liệu thậm chí có thể đi cùng để giúp đỡ cho bạn.
  • Công nghệ thực tế ảo (Virtual reality technology). Hình thức trị liệu này đem lại lợi ích nổi trội mặc dù còn khá mới mẻ. Nó cũng tương tự liệu pháp “tự phơi nhiễm” kể trên chỉ khác là không cần chuyên gia đi kèm. Điều đó đem lại sự tiện lợi.
  • Liệu pháp thị giác (Visual therapy). Bạn sẽ được xem các bức ảnh và hình ảnh về đám đông để giúp hình thành cũng như định hướng lại lối suy nghĩ trước khi tiếp xúc với cuộc sống thực.
  • Liệu pháp nhóm. Liệu pháp nhóm có thể kết nối bạn với những người khác cũng đang gặp phải vấn đề với chứng ám ảnh sợ hãi như mình.

Đôi khi, dùng một số thuốc có thể giúp giảm bớt các triệu chứng lo lắng mà bạn gặp phải. Các thuốc có thể lựa chọn bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta và thuốc an thần.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Không phải tất cả các chứng ám ảnh sợ hãi đều cần được chăm sóc y tế, nhưng nếu chúng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, thì việc đi khám bác sĩ là việc cần thiết.

Tùy thuộc vào mức độ biểu hiện của các triệu chứng, việc điều trị với bác sĩ tâm thần hay nhà tâm lý học sẽ được xem xét sau đó.

Hãy đối mặt với chứng sợ đám đông bằng cách tự tin và thay đổi cách suy nghĩ hiện tại của mình (Nguồn ảnh từ fearapy).Hãy đối mặt với chứng sợ đám đông bằng cách tự tin và thay đổi cách suy nghĩ hiện tại của mình (Nguồn ảnh từ fearapy).

Không có xét nghiệm y tế nào có thể chẩn đoán chứng sợ đám đông. Thay vào đó, bác sỹ sức khỏe tâm thần có thể dựa vào các bảng câu hỏi đánh giá tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Qua đó, cũng có thể giúp định hướng nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi rồi giải quyết nó để giúp bạn chữa trị chúng.

Đi khám càng sớm thì kết quả cải thiện cho thấy được càng tốt. Bạn có thể sẽ không vượt qua nỗi sợ hãi của mình trong một sớm một chiều. Nhưng với liệu pháp liên tục trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, bạn có thể học cách thay đổi cách suy nghĩ hiện tại của mình và loại bỏ dần nó đi.

Kết luận

Nói chung việc không thích đám đông thường không phải là lý do để lo lắng. Nhưng nếu bạn sợ hãi chúng, bạn có thể bị chứng sợ đám đông.

Nếu nỗi sợ hãi này ảnh hưởng xấu đến thói quen hàng ngày và chất lượng cuộc sống của bạn, thì đã đến lúc nên đi khám bác sĩ để có tư vấn hữu ích nhất.

Các liệu pháp trị liệu hay đôi khi cả thuốc đều có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi để một ngày nào đó giúp bạn dễ dàng hòa nhập với đám đông.

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT