Chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua cảm giác bị tê bì tay chân. Hiện tượng này đôi khi có thể là triệu chứng của một căn bệnh nguy hiểm. ...

Giả sử bạn ngủ hay ngồi ở một tư thế không mấy thoải mái. Sau một vài phút, bạn có thể cảm thấy ngứa ran, tê cứng và mất cảm giác nhẹ ở bàn tay, chân hoặc bàn chân.

Mọi người khi gặp phải trường hợp này thường cố kéo căng phần chi bị tê cứng và sau một vài phút, hiện tượng này sẽ biến mất.

Nếu bạn liên tục cảm thấy tê bì tay chân thì đó có thể không phải một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Có nhiều lý do có thể khiến bạn bị tê và một vài lý do trong số đó có thể rất nghiêm trọng.

Trên thực tế, các chi là một trạm truyền tín hiệu dọc theo tuyến đường của hệ thần kinh và hệ tuần hoàn. Những bất thường xuất hiện ở bàn tay hoặc bàn chân có khả năng cao là do xung thần kinh hoặc máu không di chuyển theo đúng lộ trình của chúng.

Máu mang theo oxy và các chất dinh dưỡng mà các mô cần. Các xung thần kinh được truyền theo hệ thống thần kinh để kiểm soát cử động của cơ thể.

Tê bì tay chân là tín hiệu cho thấy máu và các xung thần kinh đang bị “lạc đường”.

Vì sao tình trạng tê bì lại xảy ra?

Nguyên nhân phổ biến nhất là do mạch máu hoặc dây thần kinh đang bị chèp ép. Nếu lưu thông máu được phục hồi sau khi bạn kéo căng các chi, các mô thần kinh sẽ lại hoạt động và mọi thứ sẽ trở lại trật tự bình thường. Nhưng nếu tình trạng tê tay chân liên tục lặp đi lặp lại với một mức độ đều đặn nhất định không rõ nguyên nhân thì đó là một điều đáng báo động. Những triệu chứng chứng này có thể là dấu hiệu cho thấy một căn bệnh nguy hiểm đang phát triển.

Nguyên nhân gây tê tay và chân:

  • Thiếu vitamin. Vitamin E, P và nhiều nhóm vitamin rất quan trọng đối với hoạt động của hệ thần kinh. Thiếu vitamin b12 có thể dẫn đến các bệnh thần kinh ngoại biên.
  • Đái tháo đường típ 2 khởi phát. Bệnh thần kinh cũng có thể đi kèm với sự phát triển của bệnh đái tháo đường típ 2. Bệnh này thường chỉ gây ảnh hưởng ở chân. Do đó nếu tay bạn cũng bị tê thì đây có thể không phải nguyên nhân mà bạn đang tìm.
  • Bệnh thần kinh ngoại vi. Đây là một căn bệnh phổ biến có liên quan đến tuổi tác. Nó gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở các chi xa não và tủy sống nhất.
  • Nhiễm trùng. Một số bệnh truyền nhiễm có thể gây ra các triệu chứng như ngứa ran ở bàn tay và bàn chân. Các căn bệnh nguy hiểm như bệnh thủy đậu, mụn rộp herpes, HIV, bệnh Lyme.
  • Các chất độc. Trong một số trường hợp chân tay tê bì có thể là triệu chứng ngộ độc muối kim loại nặng như chì, asen và thủy ngân. Tuy nhiên, các trường hợp này rất hiếm và chứng ngộ độc này gây ra nhiều triệu chứng khác rõ ràng hơn.
  • Bệnh tự miễn dịch. Ở giai đoạn đầu, bệnh lupus và thấp khớp gây tê bì chân tay.
  • Nghiện rượu và hút thuốc. Lạm dụng rượu có thể dẫn đến bệnh thần kinh do rượu và hút thuốc lâu dài có ảnh hưởng tiêu cực đến việc cung cấp máu đến các mạch máu và hoạt động của các dây thần kinh ngoại biên.

Bạn nên liên hệ ai nếu bị tê tay chân?

Tê chân. Nguồn: lonestarneurology.netTê chân. Nguồn: lonestarneurology.net

Chỉ bác sĩ mới có thẻ xác định chính xác nguyên nhân gây tê, các bệnh tiềm ẩn và kê đơn điều trị hiệu quả. Trước tiên, bạn cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa (thần kinh, tim mạch hoặc nội tiết) tùy theo triệu chứng mà bạn gặp phải để được tư vấn. Sau khi được khám, bạn có thể sẽ được khuyên nên siêu âm mạch ở tay, chân và các dây thần kinh ngoại vi, chụp MRI, chụp tim mạch, xét nghiệm nước tiểu, máu và hormone.

Căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ quyết định bạn cần phải làm gì và đưa ra các lựa chọn điều trị có thể bao gồm uống các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, uống thuốc, vật lý trị liệu, xoa bóp, tập các bài tập trị liệu hoặc tiêm thuốc chống viêm. Các trường hợp nặng hơn có thể sẽ cần đến phẫu thuật.

Phòng ngừa tê bì tay chân

Phòng ngừa tê bì và chú ý đến sức khỏe của bản thân. Nguồn: lonstarneurology.netPhòng ngừa tê bì và chú ý đến sức khỏe của bản thân. Nguồn: lonstarneurology.net

Bạn cần theo dõi tình trạng của hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và có lối sống lành mạnh để giảm thiểu khả năng gặp phải tình trạng tê bì chân tay và các bệnh liên quan. Hút thuốc và uống rượu đặc biệt không tốt cho sức khỏe và tuần hoàn máu. Béo phì, ít hoạt động thể chất và chế độ ăn uống không cân bằng chứa nhiều muối và carbonhydrate cũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực. Ngược lại, một chế độ ăn nhiều rau, trái cây, thảo mộc và các loại đậu sẽ là một biện pháp phòng bệnh tuyệt vời. Ngoài ra, đừng quên uống đủ chất lỏng và cố gắng không nằm ở một tư thế quá lâu.

Nếu bạn bắt đầu cảm thấy tê tay chân mà không rõ lý do thì hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Vấn đề của bạn có thể đơn giản được giải quyết bằng cách bổ sung thêm vitamin. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bạn có thể mắc phỉa một căn bệnh nguy hiểm nào đó cần được điều trị từ những giai đoạn đầu. Hãy liên hệ với bác sĩ sớm nhất có thể để được tư vấn, hãy quan tâm đến sức khỏe của chính mình và đừng tự ý uống thuốc.

Xem thêm:

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT