Nước tiểu là chất thải của cơ thể. Chúng có mùi rất đặc trưng và thường được mô tả giống mùi ammoniac. ...

Mùi bất thường của nước tiểu có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể là bệnh lý hoặc do đồ ăn. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến nước tiểu có mùi lạ qua bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân

Nước tiểu là chất thải của cơ thể. Mùi của nó rất đa dạng, tùy thuộc vào loại đồ ăn thức uống mà bạn sử dùng, loại thuốc bạn đang dùng, thậm chí công việc của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến mùi của nước tiểu. 

Chế độ ăn

Người ta thống kê được rằng 40% số người sau khi ăn măng tây, cảm thấy nước tiểu có mùi lạ. 

Ngoài ra, tỏi và hành tây cũng làm biến đổi nước tiểu. Nguyên nhân là do thành phần lưu huỳnh có trong tỏi, hành tây, khi chúng bị phân hủy tạo ra mùi đặc trưng. Cải Brussels, cá hồi và một số loại gia vị cũng có thể làm thay đổi mùi nước tiểu.

Ăn tỏi khiến nước tiểu có mùi lạ (Nguồn ảnh: Nazgoz)Ăn tỏi khiến nước tiểu có mùi lạ (Nguồn ảnh: Nazgoz)

Nếu bạn nghi ngờ thực phẩm là nguyên nhân gây ra mùi, hãy thử loại bỏ chúng ra khỏi khẩu phần ăn trong vài ngày để xem mùi có biến mất hay không. Bạn không nhất thiết phải tránh những thực phẩm này mãi mãi. Chỉ cần biết rằng chúng có thể tạo thêm mùi nhất định cho nước tiểu nếu ăn chúng.

Mất nước

Nước tiểu là sự kết hợp của nước và chất thải của cơ thể.

Khi bị mất nước, nồng độ các chất trong nước tiểu sẽ cao hơn. Do đó, mùi của các hợp chất sẽ nồng và mạnh hơn. 

Các triệu chứng khác để nhận biết mất nước như:

  • Nước tiểu đậm
  • Khô miệng
  • Cảm thấy mệt
  • Đau đầu
  • Da khô
  • Khát nước

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Thay đổi mùi nước tiểu có thể là dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Mùi hôi là do hoạt động của vi khuẩn trong nước tiểu. Vi khuẩn có thể phát triển và lây lan sang các bộ phận khác của đường tiết niệu, như bàng quang hoặc thận.

Nhiễm trùng thường gặp ở nữ giới hơn vì đường niệu đạo ngắn. Điều này tạo thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và gây nhiễm trùng. 

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

Một số bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (bao gồm cả chlamydia và trichomonas) có thể gây tiết dịch âm đạo. Dịch tiết không điển hình này có thể làm thay đổi mùi của nước tiểu khi chúng hòa lẫn với nhau.

Các triệu chứng khác như tiểu buốt và đau có thể được phát hiện sau khi nước tiểu có mùi hôi xuất hiện.

Nhiễm trùng đường tiết niệu – sinh dục (Nguồn ảnh: clevelandclinic)Nhiễm trùng đường tiết niệu – sinh dục (Nguồn ảnh:clevelandclinic)

Thuốc và vitamin

Một số loại thuốc, vitamin và thực phẩm chức năng có thể làm thay đổi mùi nước tiểu. Các thuốc như: thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng và bệnh tiểu đường cũng tác động đến mùi nước tiểu.

Các vitamin B như thiamine và choline gây ảnh hưởng đến sự cân bằng của các chất hóa học trong nước tiểu do đó có khả năng gây ra những mùi khác thường.

Viêm âm đạo do vi khuẩn

Ở đường sinh dục của phụ nữ bình thường có rất nhiều loại vi khuẩn. Tuy nhiên cơ thể có khả năng kiểm soát sự cân bằng của hệ vi khuẩn này, ngăn chặn sự phát triển ngoài tầm kiểm soát. Khi trạng thái cân bằng này bị biến đổi, vi khuẩn phát triển mạnh hơn sẽ gây ra viêm âm đạo do vi khuẩn. 

Một triệu chứng của tình trạng này là ra khí hư có mùi tanh đi kèm với các biểu hiện như:

  • Màu sắc xám hoặc xanh
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Ngứa hoặc đau ở âm hộ

Rụng trứng

Quá trình rụng trứng xảy ra khi một quả trứng được giải phóng để thụ tinh trong một chu kỳ kinh nguyệt. Các hormone estrogenprogesterone có nhiệm vụ kích thích trứng rụng.

Những hormone này cũng có thể làm cho khứu giác của bạn hoạt động tốt hơn.

Bản thân quá trình rụng trứng không làm thay đổi mùi của nước tiểu. Nhưng khứu giác của một người có thể tăng cao vào thời điểm này trong chu kỳ và điều đó khiến bạn nhận biết rõ hơn về mùi nước tiểu.

Thai kỳ

Phụ nữ có thai nhạy cảm hơn với mùi (Nguồn ảnh: New Kids Center)Phụ nữ có thai nhạy cảm hơn với mùi (Nguồn ảnh: New Kids Center)

Cũng như khi rụng trứng, trong khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến mũi nhạy cảm hơn với mùi. Điều đó có nghĩa là mọi thứ xung quanh bạn từ nước tiểu đến đồ ăn… đều có mùi nồng hơn bình thường.  

Các sản phẩm bổ sung vitamin trước sinh cũng chứa một số vitamin có thể làm thay đổi mùi của nước tiểu.

Ngoài ra, những người đang mang thai dễ bị nhiễm trùng tiết niệu. Khác với người bình thường, thay đổi mùi nước tiểu có thể là triệu chứng duy nhất của nhiễm trùng đường tiểu ở thai phụ.  

Bệnh tiểu đường và thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Các loại thuốc điều trị tiểu đường cụ thể có thể ảnh hưởng đến mùi nước tiểu như: sulfonylurea như glyburide, được bán dưới tên thương mại là Diabeta và Glynase PresTab.

Bên cạnh đó bệnh tiểu đường quản lý không tốt cũng làm biến đổi nước tiểu. Nồng độ đường trong nước tiểu quá cao có thể gây ra mùi ngọt hơn bình thường.  

Ngoài những biến đổi ở nước tiểu, các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường không được quản lý tốt có thể gặp như:

  • Thường xuyên khát nước
  • Cảm thấy mệt
  • Đi tiểu nhiều

Các bệnh về gan hoặc thận

Hai cơ quan chịu trách nhiệm tạo, đào thải chất thải là gan và thận. Nếu chúng bất thường chức năng, chất thải sẽ không được lọc và thải ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi về hình dạng, độ đặc và mùi của nước tiểu.

Trimethylamin niệu

Rối loạn chuyển hóa hiếm gặp này ngăn cơ thể chuyển hóa một số hợp chất. Cụ thể: cơ thể không thể xử lý được trimethylamine - một hợp chất có trong thịt, cá và hải sản.

Thay vào đó, cơ thể bạn sẽ giải phóng hợp chất này thẳng vào nước tiểu. Điều đó có thể làm cho nước tiểu có mùi tanh hoặc hôi, thậm chí có thể khiến cơ thể nặng mùi.

Điều trị tại nhà

Trước tiên, cần tìm hiểu nguyên nhân gây bất thường mùi nước tiểu. Sau đó áp dụng từng phương pháp phù hợp tùy nguyên nhân bạn gặp phải.

Tránh thức ăn gây mùi

Ngừng sử dụng các thực phẩm gây mùi như hành, tỏi, cá… trong vài ngày. Nếu mùi giảm đi chứng tỏ nguyên nhân là do thức ăn.

Trong trường hợp này, mùi lạ của nước tiểu không phải là vấn để đáng lo ngại. Bởi chúng chỉ gây khó chịu khi ngửi chứ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, có tiếp tục sử dụng thực phẩm này hay không tùy thuộc vào sở thích cá nhân của mỗi người.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước để hòa loãng nước tiểu (Nguồn ảnh: soti nutrition)Uống nhiều nước để hòa loãng nước tiểu (Nguồn ảnh: soti nutrition)

Mất nước nhanh chóng ảnh hưởng đến mùi và màu sắc của nước tiểu. Nếu không uống đủ nước, dễ dàng nhận thấy nước tiểu chuyển sang màu vàng đậm hơn và có mùi nặng hơn.

Nước giúp pha loãng các chất trong nước tiểu và làm giảm mùi.

Bạn cũng nên tránh uống cà phê và rượu. Những chất lỏng này làm tăng khả năng bị mất nước.

Đi vệ sinh thường xuyên

Nhịn tiểu làm tăng hấp thu nước, cô đặc nước tiểu, tăng đậm độ các chất trong nước tiểu. Do đó, tương tự trường hợp trên, nước tiểu sẽ có mùi hôi hơn. Bên cạnh đó, nhịn tiểu lâu còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu. 

Giữ gìn sức khoẻ

Kiểm soát các bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường có thể làm giảm hoặc loại bỏ triệu chứng đi tiểu có mùi hôi.

Điều trị y tế

Khi triệu chứng nước tiểu có mùi hôi liên quan đến bệnh lý, bạn cần được điều trị bằng các phương pháp y tế như:

  • Thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh giúp loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu. Chúng cũng có thể điều trị một số bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bên cạnh đó, có thể cần dùng thuốc kháng nấm để điều trị nhiễm trùng nấm men.
  • Đổi thuốc hoặc thực phẩm chức năng Nếu một loại thuốc mà bạn đang sử dụng gây ra hiện tượng tiểu có mùi hôi, bác sĩ có thể tìm các thuốc khác thay thế phù hợp.
  • Thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Nếu lượng đường trong máu không đạt mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc và hướng dẫn thay đổi lối sống để kiểm soát đường máu tốt hơn.
Thuốc kháng sinh được kê trong những trường hợp có nhiễm trùng (Nguồn ảnh: Cape Cod  Healthcare)Thuốc kháng sinh được kê trong những trường hợp có nhiễm trùng (Nguồn ảnh: Cape Cod  Healthcare)

 Khi nào cần liên hệ với bác sĩ

Nguyên nhân gây mùi nước tiểu có thể do thức ăn hoặc do thiếu nước… Nếu đã giải quyết các nguyên nhân trên mà mùi khó chịu không biến mất, bạn cẩn đến khám bác sĩ.

Thêm vào đó, nếu mùi nước tiểu đi kèm với các triệu chứng như: nước tiểu đục, nước tiểu có máu, đau, rát khi đi tiểu, sốt; rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng, cần đến khám bác sĩ ngay.

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng sinh dục- tiết niệu điều trị rất đơn giản. Tuy nhiên nếu không được điều trị có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. 

Chẩn đoán

Các bác sĩ sẽ thực hiện các bước thăm khám để tìm nguyên nhân gây ra biến đổi mùi nước tiểu. Các câu hỏi mà bác sĩ thường hỏi như:

  • Bất thường này xuất hiện khi nào?
  • Bạn đang sử dụng thức ăn, nước uống gì?
  • Tiền sử bệnh và tiền sử dùng thuốc?

……

Ngoài ra, các bác sĩ sẽ đề xuất thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng. Cấy nước tiểu có thể kiểm tra vi khuẩn hoặc dấu hiệu nhiễm trùng. Đối với xét nghiệm này, bạn thường đi tiểu vào cốc và mẫu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra.

Xét nghiệm nước tiểu để tìm căn nguyên gây bệnh (Nguồn ảnh: Pinterest)Xét nghiệm nước tiểu để tìm căn nguyên gây bệnh (Nguồn ảnh: Pinterest)

Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp CT hoặc MRI, có thể giúp bác sĩ kiểm tra đường tiết niệu, gan hoặc thận của bạn để tìm các dấu hiệu của bệnh.

Xét nghiệm máu cũng cần thiết để bác sĩ tìm nguyên nhân gây bệnh.  

Kết luận

Biến đổi mùi nước tiểu có thể là dấu hiệu bệnh lý hoặc không. Các nguyên nhân không bệnh lý thường gặp:

  • Uống ít nước
  • Do dùng thuốc, thức ăn, thực phẩm chức năng
  • Mũi tăng nhạy cảm trong thời điểm rụng trứng hoặc thai kỳ

Nếu không có nguyên nhân rõ ràng gây ra mùi hoặc nếu mùi không biến mất trong một vài ngày, bạn nên liên hệ với bác sĩ bởi nguyên nhân có thể do bạn đang mắc bệnh.

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT