Mọc răng là quá trình răng phá vỡ nướu để lộ thân răng ra ngoài cung hàm. ...


  • Quá trình mọc răng sữa ở trẻ thường xảy ra từ 6 – 24 tháng tuổi.
  • Các triệu chứng khi mọc răng ở trẻ bao gồm khó chịu, nướu sưng và trẻ muốn đưa đồ vật hoặc ngón tay vào miệng cắn/nhai để giảm bớt sự khó chịu. Mọc răng không gây ra các triệu chứng sốt, ho, tiêu chảy.
  • Thuốc giảm đau không kê đơn (paracetamol hoặc ibuprofen) thường giúp giảm các triệu chứng.
  • Thuốc bôi có chứa benzocain có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng (thậm chí có khả năng gây nguy hiểm tính mạng) và không được dùng để điều trị các triệu chứng mọc răng.

Có thể làm gì để giảm đau cho trẻ khi mọc răng?

  • Xoa bóp nướu của trẻ bằng ngón tay sạch hoặc mặt sau của thìa được làm lạnh.
  • Cho trẻ cắn vòng gặm nướu được làm lạnh (nhưng không được để đông lạnh vì có 
  • Cho phép trẻ ngậm khăn ướt, lạnh. 

Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng?

Một tình trạng tương đối hiếm gặp (1/2.000 – 1/3.000) là trẻ mới sinh ra đã có răng – gọi là răng sơ sinh.   (nguồn: internationalbreastfeedingjournal.biomedcentral.com)

Một tình trạng tương đối hiếm gặp (1/2.000 – 1/3.000) là trẻ mới sinh ra đã có răng – gọi là răng sơ sinh. 

(nguồn: internationalbreastfeedingjournal.biomedcentral.com)

Mọc răng là quá trình răng phá vỡ nướu để lộ thân răng ra ngoài cung hàm.

Các triệu chứng mọc răng sữa thường bắt đầu trước khi mọc răng vài ngày. Chiếc răng đầu tiên của trẻ có thể mọc từ 4 – 10 tháng tuổi (thường là 6 tháng tuổi). Một số nha sĩ đã ghi nhận mô hình gia đình của trẻ mọc răng sớm, bình thường hoặc muộn.

Một tình trạng tương đối hiếm gặp (1/2.000 – 1/3.000) là trẻ mới sinh ra đã có răng – gọi là răng sơ sinh. Răng bẩm sinh hiếm khi liên quan đến các hội chứng sức khỏe. Nó thường bị lung lay và được nhổ bỏ trước khi trẻ sơ sinh xuất viện để loại bỏ nguy cơ gây ngạt do hít vào đường thở, hay gây khó khăn khi bú ở trẻ. 

Triệu chứng của mọc răng?

Nang mọc răng là một túi mô mềm chứa đầy chất lỏng của răng mới mọc, xuất hiện trước khi răng mọc, thường có màu xanh lam hoặc trong. (nguồn: oralanswers.com)Nang mọc răng là một túi mô mềm chứa đầy chất lỏng của răng mới mọc, xuất hiện trước khi răng mọc, thường có màu xanh lam hoặc trong. (nguồn: oralanswers.com)

Mọc răng thường làm trẻ khó chịu ở nướu lúc răng chuẩn bị nhú qua bề mặt nướu. Khi răng di chuyển bên dưới bề mặt nướu thì nướu có thể hơi đỏ hoặc sưng lên. 

Đôi khi có thể nhìn thấy nang mọc răng - là một túi mô mềm chứa đầy chất lỏng của răng mới mọc, xuất hiện trước khi răng mọc, thường có màu xanh lam hoặc trong, hình vòm và thường thấy nhất ở trẻ em sắp mọc răng vĩnh viễn. 

Một số răng khi mọc có thể gây nhạy cảm hơn những răng khác. Các răng hàm lớn hơn có thể gây khó chịu hơn do diện tích bề mặt lớn không thể "cắt" qua mô nướu như răng cửa. Ngoại trừ răng hàm lớn thứ ba (răng khôn) thì các răng vĩnh viễn khi mọc hiếm gây ra cảm giác khó chịu như ở răng sữa.

Mọc răng có thể gây ra các triệu chứng sau: 

  • Tăng tiết nước miếng
  • Khó ngủ hoặc ngủ không ngon do khó chịu ở nướu
  • Không chịu ăn/bú do đau nhức vùng nướu
  • Quấy khóc, khó chịu
  • Đưa tay lên miệng
  • Phát ban nhẹ quanh miệng do kích ứng da thứ phát sau chảy nhiều nước miếng
  • Chà xát má hoặc vùng tai do đau khi mọc răng hàm

Điều quan trọng là mọc răng không liên quan đến các triệu chứng như:

  • Sốt (đặc biệt là trên 38.5℃)
  • Tiêu chảy, sổ mũi và ho
  • Khó chịu kéo dài
  • Phát ban khắp cơ thể

Mọc răng có thể gây sốt không?

Mặc dù những người lớn tuổi như ông/bà có thể không đồng ý, nhưng các nghiên cứu không chỉ ra mối liên hệ giữa mọc răng và tình trạng sốt. Nhiễm virus, thường xảy ra độc lập nhưng cùng lúc với mọc răng, có thể gây sốt. 

Mọc răng có gây nôn trớ không?

Quá trình trẻ mọc răng không liên quan đến việc trẻ bị nôn trớ. Một số chuyên gia đã nói rằng: “Quá trình mọc răng không gây sốt, sổ mũi, ho hoặc tiêu chảy mà nó chỉ làm xuất hiện răng" 

Thứ tự mọc răng sữa?

Sau đây là thứ tự mọc răng sữa thường gặp:

  • Răng cửa giữa: 6 – 12 tháng tuổi
  • Răng cửa bên: 9 – 16 tháng tuổi
  • Răng nanh: 16 – 23 tháng tuổi
  • Răng hàm đầu tiên: 13 – 19 tháng tuổi
  • Răng hàm thứ hai: 22 – 24 tháng tuổi

Từ 6 – 12 tuổi, chân răng của 20 răng sữa sẽ bị tiêu, cho phép thay thế bằng 28 – 32 chiếc răng vĩnh viễn. Các răng hàm lớn thứ ba (răng khôn) không có răng sữa tương ứng và mọc lúc 18 – 25 tuổi. Chúng thường mọc lệch/ngầm (do bị thiếu khoảng) – có thể gây nhiều biến chứng nên thường cần được nhổ bỏ. 

Quá trình mọc răng kéo dài bao lâu?

Khi mọc răng, trẻ thường có cảm giác khó chịu thay đổi trong vài ngày trước khi răng di chuyển qua nướu và một số trẻ bị khó chịu nhiều hơn những trẻ khác. Răng hàm sữa khi mọc có thể gây ra nhiều triệu chứng hơn do hình dạng của chúng.

Lúc nào nên đưa trẻ mọc răng đi khám nha sĩ?

Các chuyên gia khuyến nghị lần khám răng đầu tiên là khi trẻ được 1 tuổi. (nguồn: on.bluecross.ca)Các chuyên gia khuyến nghị lần khám răng đầu tiên là khi trẻ được 1 tuổi. (nguồn: on.bluecross.ca)

Vì quá trình mọc răng và các triệu chứng như sốt, quấy khóc, tiêu chảy rất phổ biến nên cả hai tình trạng này thường có thể xảy ra cùng một lúc. Các bệnh khác (như nhiễm virus) có nhiều khả năng gây sốt, quấy khóc, nghẹt mũi, ho và tiêu chảy. Hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ có những triệu chứng này hoặc các triệu chứng khác có vẻ liên quan. Đừng cho rằng các triệu chứng đó là chỉ do mọc răng. 

Những loại thuốc nào an toàn để giảm đau cho trẻ khi mọc răng?

Việc sử dụng thuốc để giảm đau cho trẻ khi mọc răng đang còn gây nhiều tranh cãi và nên nhớ không có thuốc nào được kê đơn thường xuyên cho quá trình mọc răng.

Thuốc bôi nướu 

Vào tháng 5 năm 2011, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra khuyến cáo tránh dùng các loại thuốc đường miệng có chứa chất gây tê tại chỗ benzocain. Benzocain là thành phần chính của nhiều loại thuốc xịt, viên ngậm và gel mọc răng không kê đơn. Khuyến cáo của FDA chỉ ra mối liên quan giữa sử dụng benzocain với bệnh methemoglobin huyết – là một biến chứng hiếm gặp nhưng cực kỳ nghiêm trọng. Bệnh này gây giảm mạnh khả năng vận chuyển oxy của các tế bào hồng cầu trong máu và có thể gây ra những hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong. Những người mắc bệnh methemoglobin huyết sẽ xanh xao, choáng váng, lú lẫn, khó thở, nhịp tim nhanh. Bệnh có thể gặp ngay khi tiếp xúc lần đầu hoặc sau vài lần tiếp xúc với benzocain. Bất kỳ ai có các triệu chứng như trên sau khi tiếp xúc với benzocain nên gọi cấp cứu ngay lập tức. 

Không bao giờ được sử dụng rượu để làm tê nướu.

Thuốc uống để giúp giảm đau

Ibuprofen hoặc paracetamol có thể giúp giảm đau. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên dùng ibuprofen. Chỉ nên dùng thuốc trong một số trường hợp khi các phương pháp chăm sóc tại nhà khác không có tác dụng. Thận trọng không cho trẻ dùng thuốc quá nhiều. Thuốc có thể làm lu mờ các triệu chứng mà bạn cần biết. Không cho trẻ dùng các sản phẩm có chứa aspirin

Những biện pháp khắc phục tại nhà giúp giảm đau cho trẻ khi mọc răng?

Trẻ mọc răng thường cảm thấy dễ chịu hơn khi có áp lực nhẹ lên nướu. Vì vậy bạn có thể nhẹ nhàng chà xát nướu của trẻ bằng ngón tay sạch hoặc để trẻ cắn vào khăn sạch. 

Các đồ vật lạnh cũng giúp giảm đau, như cho trẻ ngậm khăn lạnh hoặc vòng gặm nướu được làm lạnh. Cẩn thận tránh để các vật quá lạnh tiếp xúc lâu với nướu, có thể dẫn đến tổn thương nướu. 

Không cho trẻ sử dụng các sản phẩm vi lượng đồng căn mọc răng (như dạng viên nén, hay gel bôi). Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ - FDA đã ra khuyến cáo không nên sử dụng các sản phẩm này cho trẻ. 

Chăm sóc những chiếc răng mới của trẻ như thế nào?

Ngay cả khi bé chưa mọc răng thì bố mẹ cũng nên vệ sinh răng miệng cho bé. Hãy dùng khăn mềm hoặc gạc làm sạch nướu của trẻ 2 lần một ngày sau khi ăn. Sau khi chiếc răng đầu tiên nhú lên, bố mẹ hãy chải răng cho trẻ bằng bàn chải đánh răng lông mềm. 

Florua đã được chứng minh là cực kỳ hiệu quả trong việc phòng ngừa và hạn chế mức độ của sâu răng. Vì lượng florua thay đổi tùy theo nguồn nước, hãy hỏi nha sĩ về việc bổ sung fluor nếu cần thiết. Các khuyến nghị về florua sẽ dựa trên nồng độ florua trong nước tiêu thụ và độ tuổi của trẻ. Việc dư thừa fluor có thể gây ra tình trạng nhiễm fluor - làm răng bị ố vàng vĩnh viễn. Răng của trẻ em dường như dễ bị tổn thương nhất trong 3 năm đầu đời. Vì lý do này, kem đánh răng có chứa fluor hiếm khi cần thiết cho trẻ em dưới 3 tuổi. Việc bổ sung florua cho mẹ trong thời kỳ mang thai không được chứng minh là có lợi cho sự toàn vẹn răng của thai nhi hoặc bảo vệ răng sữa hay răng vĩnh viễn của trẻ khỏi sự hình thành sâu răng.

Trẻ sơ sinh và trẻ em không bao giờ được ngủ mà ngậm bình sữa. Sữa công thức, sữa mẹ và các loại nước có đường đều có thể liên quan đến việc gây sâu răng. Ăn trái cây dính (như nho khô) hoặc các thực phẩm khác chứa nhiều đường (chẳng hạn như bánh, kẹo) cũng làm tăng nguy cơ mắc sâu răng ở trẻ. 

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ lần đầu tiên?

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ và Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị lần khám răng đầu tiên là khi trẻ được 1 tuổi. Nếu không thể thực hiện được thì thời gian muộn nhất cho lần khám răng đầu tiên là 3 tuổi. Ngay khi phát hiện thấy trẻ bị chấn thương, dị tật răng miệng, nhiễm màu răng, đau răng hay có những thay đổi bất thường của răng/nướu thì bố mẹ phải cho trẻ đi khám nha khoa ngay.

Xem thêm:

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT