Mặc dù hói đầu thường được coi là vấn đề của nam giới, nhưng rụng tóc có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai - bất kể giới tính nào. ...

Gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ rụng tóc khi bạn có tuổi hơn. Tuy nhiên, các yếu tố khác - chẳng hạn như mức độ căng thẳng, dinh dưỡng và loại thuốc sử dụng - cũng gây ra chứng hói đầu. 

Chứng rụng tóc do di truyền không thể đảo ngược, tuy nhiên có một số biện pháp bạn có thể thực hiện để làm chậm lại quá trình và tối đa hóa khả năng phát triển của tóc. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem yếu tố gen di truyền đằng sau chứng hói đầu, xóa tan những lầm tưởng phổ biến về bệnh hói đầu và làm thế nào để có thể làm chậm quá trình rụng tóc do gen di truyền. 

Lý giải về gen hói đầu 

Khi tóc rụng do gen di truyền của bạn, nó rụng theo một kiểu có thể đoán trước được thường được gọi là hói đầu kiểu nam (MPB) hoặc hói đầu kiểu nữ (FPB). 

Đối với nam giới, hói đầu kiểu nam (MPB) bắt đầu như một vết lõm hình chữ M ở phía trước da đầu của bạn và thường bắt đầu ở độ tuổi 20 hoặc 30. Khoảng 80% là nam giới bị hói đầu kiểu nam ở độ tuổi 80. 

Hói đầu kiểu chữ M từ trán ở nam giới. Nguồn ảnh: Men’s HealthHói đầu kiểu chữ M từ trán ở nam giới. Nguồn ảnh: Men’s Health 

 Phụ nữ thường bị rụng tóc sau thời kỳ mãn kinh theo kiểu Ludwig, đó là sự rụng dần dần tóc dọc theo đường ngôi tóc của bạn. Gần như một nửa phụ nữ sẽ bị hói đầu theo kiểu này vào năm 80 tuổi.

Hói đầu theo theo ngôi tóc ở nữ giới. Nguồn ảnh: Clive Hair ClinicsHói đầu theo theo ngôi tóc ở nữ giới. Nguồn ảnh: Clive Hair Clinics 

Rụng tóc di truyền do nội tiết tố, tên y học của rụng tóc kiểu nam và kiểu nữ, là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra rụng tóc.

Các nghiên cứu trên các cặp song sinh ước tính rằng gen di truyền đóng góp khoảng 80% vào hói đầu ở nam giới.

Hói đầu kiểu nam

Bạn có thể đã nghe lời truyền tai rằng nam giới chỉ thừa hưởng gen gây hói đầu từ cha của mẹ họ. Mặc dù điều này không phải luôn luôn như vậy, nhưng nó cũng có một phần là thật. 

Trên thực tế, nhân tố di truyền của chứng hói đầu ở nam giới vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng nó được cho là do đa gen ảnh hưởng, có nghĩa là nó liên quan đến nhiều hơn một gen.

Con người có 23 cặp nhiễm sắc thể chứa thông tin di truyền. Mọi thứ từ màu mắt đến chiều dài ngón chân cái đều được mã hóa trên các nhiễm sắc thể này. 

Một trong những cặp nhiễm sắc thể, được gọi là nhiễm sắc thể “X” và “Y”, xác định giới tính sinh học của con người. Phụ nữ có hai nhiễm sắc thể “X” trong khi nam giới có một nhiễm sắc thể “X” và một nhiễm sắc thể “Y”. 

Nam giới thừa hưởng nhiễm sắc thể “X” từ mẹ và “Y” từ cha. 

Hói đầu có mối liên hệ chặt chẽ với gen AR trên nhiễm sắc thể “X”. Một nghiên cứu lớn xem xét 12.806 người đàn ông có nguồn gốc châu Âu cho thấy những người có gen này có nguy cơ mắc hói đầu kiểu nam cao gấp đôi so với những người không có gen này.

Tuy nhiên, đây không phải là gen duy nhất xác định xem liệu bạn có bị hói hay không. Một đánh giá vào năm 2017 đã tìm thấy 63 gen có thể đóng vai trò trong chứng hói đầu ở nam giới, trong đó chỉ có 6 gen được tìm thấy trên nhiễm sắc thể “X”. 

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hơn 80% những người bị hói đầu có người cha cũng bị rụng tóc. 

Hói đầu kiểu nữ 

Nhân tố di truyền của chứng hỏi đầu kiểu nữ vẫn chưa được biết đến hoàn chỉnh. Tuy nhiên, giống như với hói đầu kiểu nam, nó được cho là liên quan đến nhiều gen khác nhau. 

Các gen mã sản xuất một loại enzyme gọi là aromatase. Enzym này  chuyển đổi testosterone thành estradiol, và có thể đóng một vai trò trong chứng hỏi đầu kiểu nữ. Điều này giải thích tại sao nhiều phụ nữ rụng tóc sau khi mãn kinh. 

Một số nguyên nhân khác gây ra hói đầu

Nguồn ảnh: Health MagazineNguồn ảnh: Health Magazine

Cùng với di truyền, một loạt các yếu tố khác cũng có thể góp phần gây rụng tóc ở bất kỳ giới tính nào. Phụ nữ thường nhận thấy rụng tóc sau khi mãn kinh do thay đổi nội tiết tố trong khi nam giới thường nhận thấy tóc bắt đầu rụng ở tuổi trưởng thành.

  • Thay đổi nội tiết tố. Phụ nữ thường bị rụng tóc sau khi mãn kinh, sinh con và mang thai do thay đổi hormone. Cả nam giới và phụ nữ đều có thể bị rụng tóc do thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp.
  • Rụng tóc từng mảng. Rụng tóc từng mảng là một vấn đề về miễn dịch gây ra tình trạng rụng tóc loang lổ.
  • Trichotillomania. Trichotillomania, còn được gọi là rối loạn giật tóc, là một rối loạn tâm thần gây ra cảm giác muốn tự nhổ tóc của mình.
  • Các vấn đề sức khỏe khác. Các vấn đề sức khỏe y tế như nhiễm nấm, rụng tóc để lại sẹo và rụng tóc do chấn thương cũng có thể dẫn đến rụng tóc.
  • Một số kiểu tóc. Những kiểu tóc gây căng thẳng cho tóc như cột đuôi ngựa chặt có thể dẫn đến một dạng rụng tóc gọi là rụng tóc do lực kéo. Loại rụng tóc này có thể là vĩnh viễn hoặc tạm thời.
  • Thuốc và sản phẩm bổ sung. Theo Mayo Clinic, các loại thuốc được sử dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe sau đây có thể dẫn đến rụng tóc:
    • Trầm cảm
    • Bệnh tim
    • Bệnh gút
    • Cao huyết áp 
    • Ung thư
    • Viêm khớp
  • Sinh đẻ có kế hoạch. Ngừng sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể dẫn đến rụng tóc tạm thời.
  • Xạ trị. Xạ trị thường được sử dụng trong điều trị ung thư và thường gây rụng tóc. Thường thì tình trạng rụng tóc này chỉ là tạm thời.
  • Căng thẳng. Căng thẳng kéo dài về thể chất hoặc tinh thần có thể dẫn đến tình trạng tóc mỏng tạm thời.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng. Việc không cung cấp đầy đủ protein hoặc các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như kẽm có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của tóc.

Các cách làm chậm lại quá trình rụng tóc 

Rụng tóc do yếu tố di truyền gây ra là vĩnh viễn và không nhiều việc có thể làm để ngăn chặn nó. Tuy nhiên, có một số cách có thể làm chậm lại quá trình này. 

  • Lối sống lành mạnh. Một chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc, giảm thiểu căng thẳng và tập thể dục thường xuyên có thể giúp hỗ trợ sức khỏe nói chung và sức khỏe tóc của bạn nói riêng.
  • Thuốc bôi ngoài da. Thuốc bôi ngoài da như minoxidil (Rogaine) thường là bước điều trị đầu tiên. Các loại kem này thường được bôi trực tiếp lên vùng da đầu bị hói.
  • Thuốc uống. Bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc uống như Finasteride (Propecia) để điều trị chứng hói đầu kiểu nữ. Finasteride cũng được sử dụng để điều trị phì đại tuyến tiền liệt.
  • Phẫu thuật cấy tóc. Cấy ghép mảng tóc và chiết từng nang tóc là hai loại phẫu thuật cấy tóc tự thân dùng kĩ thuật di chuyển các nang tóc từ một phần da đầu của bạn đến các vùng hói.
  • Liệu pháp laser ( liệu pháp sử dụng ánh sáng đỏ). Liệu pháp laser có thể giúp cải thiện mật độ tóc. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để xác định mức độ hiệu quả của phương pháp  điều trị này.
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có thể giúp kích thích mọc tóc ở những vùng bị rụng tóc. Giống như liệu pháp laser, cần phải thêm nhiều nghiên cứu để hiểu biết hiệu quả của nó. 

Hãy nhớ rằng

Gen di truyền ảnh hưởng lớn đến việc rụng tóc, bất kể giới tính nào. Nhân tố di truyền của chứng hói đầu vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng người ta cho rằng nó liên quan đến nhiều gen khác nhau.

Mặc dù rụng tóc do di truyền là vĩnh viễn, nhưng thuốc, liệu pháp laser và tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có thể giúp kích thích mọc tóc ở những vùng bị hói. Một số người cũng được cấy tóc để che đi những vùng tóc bị rụng.

Xem thêm:

Tags:

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT