Ngộ độc thực phẩm là một bệnh lý tiêu hoá phổ biến, xảy ra khi bạn ăn phải thức ăn nhiễm các loại vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng có hại. ...

Các vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm thường bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao. 

Tuy nhiên, nếu bạn không tuân theo các phương pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm thì thức ăn đã nấu chín vẫn có thể bị nhiễm khuẩn và gây ngộ độc.

Sử dụng các loại thức ăn ôi thiu cũng gây ra tình trạng bệnh lý này, do các độc chất sinh ra bởi vi khuẩn hoặc nấm mốc.

Triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của ngộ độc rất khác nhau, phụ thuộc vào loại vi sinh vật gây bệnh. Bên cạnh đó, các triệu chứng có thể xuất hiện muộn sau vài giờ đến vài ngày, khiến việc xác định nguyên nhân trở nên khó khăn. 

Những loại thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc cao bao gồm: thịt sống, trứng, các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, hải sản, trái cây và rau củ chưa được làm sạch.

Sau đây là 10 triệu chứng ngộ độc thực phẩm và cách xử trí:

Đau và quặn bụng 

Đau và quặn bụng là một triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm. Nguồn ảnh: Netdoctor.comĐau và quặn bụng là một triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm. Nguồn ảnh: Netdoctor.comĐau và quặn bụng là cảm giác khó chịu ở vùng giữa thân mình, dưới xương sườn và trên xương chậu.

Khi ăn phải các loại thực phẩm nhiễm khuẩn, các vi sinh vật có hại sẽ xâm nhập vào đường tiêu hoá và sản sinh ra chất độc, gây viêm dạ dày ruột và khiến bạn đau bụng.

Bên cạnh đó, những cơn quặn bụng xuất hiện khi cơ bụng co lại kích thích nhu động ruột và đẩy các sinh vật có hại ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, đau quặn bụng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và không phải là dấu hiệu chỉ điểm của ngộ độc thực phẩm.

Kết luận:  

Đau bụng xảy ra khi niêm mạc dạ dày và ruột bị viêm. Các cơn quặn bụng cũng xuất hiện khi cơ thể cố gắng loại bỏ các vi sinh vật có hại.

Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc nước từ 3 lần trở lên mỗi ngày. 

Đây là một triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm.

Tình trạng viêm niêm mạc ruột làm quá trình hấp thu nước trở nên kém hiệu quả và phân không cô đặc.

Tiêu chảy cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác như tăng cảm giác buồn đại tiện, đầy hơi hoặc đau quặn bụng.

Mất nước là hậu quả thường gặp sau khi tiêu chảy. Do đó, bạn cần uống nhiều nước hoặc ăn các món súp để bù lại lượng chất lỏng đã mất. Ngoài ra, súp còn là nguồn cung cấp năng lượng khi cơ thể không tiêu thụ được thực phẩm dạng rắn. 

Bạn có thể theo dõi màu sắc của nước tiểu để đánh giá tình trạng mất nước. Nước tiểu sẫm màu là dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung thêm lượng chất lỏng.

Kết luận: 

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc nước từ 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ. Lúc này, cơ thể cần được bù đủ nước để tránh mắc phải những biến chứng nguy hiểm.

Đau đầu

Bệnh nhân ngộ độc có triệu chứng nôn và tiêu chảy sẽ có nguy cơ cao bị đau đầu. Nguồn ảnh: Novanthealth.comBệnh nhân ngộ độc có triệu chứng nôn và tiêu chảy sẽ có nguy cơ cao bị đau đầu. Nguồn ảnh: Novanthealth.com Đau đầu là một tình trạng thường gặp sau khi uống quá nhiều rượu, căng thẳng, mất nước và mệt mỏi. Bên cạnh đó, đây cũng là một triệu chứng của ngộ độc thực phẩm.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được mối liên hệ giữa đau đầu và ngộ độc thực phẩm. Họ cho rằng, mất nước có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, khiến mạch máu não co lại tạm thời.

Bệnh nhân ngộ độc có triệu chứng nôn và tiêu chảy sẽ có nguy cơ cao bị đau đầu.

Kết luận:  

Ngộ độc thực phẩm có thể khiến bạn đau đầu, đặc biệt khi cơ thể bị mất nước.

Nôn 

Nôn là một triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ngộ độc thực phẩm.

Tình trạng này xảy ra khi cơ bụng và cơ hoành đồng thời co lại, đẩy các chất trong dạ dày ra ngoài qua miệng.

Đây là một cơ chế tự bảo vệ khi cơ thể loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh hoặc những chất độc hại.

Trên thực tế, nôn vọt là triệu chứng xuất hiện đầu tiên khi bạn bị ngộ độc thực phẩm. 

Triệu chứng này có thể giảm dần hoặc kéo dài dai dẳng.

Nếu bạn nôn liên tục và không thể bù đủ lượng chất lỏng đã mất, hãy đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Kết luận:  

Nôn là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể trước các tác nhân gây hại khi bị ngộ độc thực phẩm. 

Buồn nôn

Buồn nôn là một dấu hiệu cảnh báo của ngộ độc thực phẩm. Nguồn ảnh: Saudigermanhospital.comBuồn nôn là một dấu hiệu cảnh báo của ngộ độc thực phẩm. Nguồn ảnh: Saudigermanhospital.comBuồn nôn là cảm giác khó chịu ở vùng bụng trên hoặc vùng hầu họng, thường đi kèm với nôn. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây buồn nôn bao gồm ngộ độc thực phẩm, chứng đau nửa đầu, say tàu xe hoặc sau khi ăn quá no. 

Buồn nôn do ngộ độc thực phẩm thường thường xuất hiện từ 1 đến 8 giờ sau bữa ăn, như một dấu hiệu cảnh báo của cơ thể. Tình trạng này có thể trầm trọng hơn nếu các tác nhân gây bệnh lưu lại quá lâu trong đường tiêu hoá. 

Kết luận:  

Buồn nôn là một dấu hiệu cảnh báo của ngộ độc thực phẩm.

Sốt

Sốt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao trên mức bình thường (36 - 37°C).

Đây là một phần của cơ chế tự bảo vệ để chống lại nhiễm khuẩn và xuất hiện trong rất nhiều bệnh lý. 

Chất gây sốt là những phân tử được giải phóng bởi hệ miễn dịch hoặc từ các loại vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Chúng cách gửi các tín hiệu để não nghĩ rằng nhiệt độ cơ thể đang thấp hơn mức bình thường. Do đó, kích thích cơ chế tăng nhiệt và ức chế thoát nhiệt, khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. 

Quá trình này làm tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu và khả năng chống nhiễm khuẩn của cơ thể.

Kết luận:  

Sốt là một triệu chứng thường gặp ở các bệnh lý nhiễm khuẩn như ngộ độc thực phẩm. Nhiệt độ cơ thể tăng cao làm giảm hoạt động của vi sinh vật gây bệnh và đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể. 

Ớn lạnh

Ớn lạnh và sốt là những triệu chứng thường gặp trên bệnh nhân ngộ độc thực phẩm. Nguồn ảnh: Youtube.comỚn lạnh và sốt là những triệu chứng thường gặp trên bệnh nhân ngộ độc thực phẩm. Nguồn ảnh: Youtube.comỚn lạnh là một triệu chứng bệnh lý xuất hiện khi cơ thể rét run và xuất hiện những cơn rùng mình. Hiện tượng này xảy ra do các sợi cơ co giãn liên tục để tạo nhiệt. Bên cạnh đó, các chất gây sốt cũng gửi tín hiệu lên não bộ để khởi động các cơ chế làm tăng nhiệt độ cơ thể. Các quá trình này dẫn đến tình trạng sốt.

Sốt và ớn lạnh có thể xảy ra trong nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có ngộ độc thực phẩm.

Kết luận: 

Ớn lạnh và sốt là những triệu chứng thường gặp trên bệnh nhân ngộ độc thực phẩm. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy rét run và có những cơn rùng mình. 

Suy nhược cơ thể

Suy nhược và mệt mỏi là các triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có ngộ độc thực phẩm. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể giải phóng một chất trung gian hóa học có tác dụng chống nhiễm khuẩn, được gọi là cytokine. 

Để cơ thể nhanh chóng hồi phục, bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. 

Kết luận:  

Suy nhược và mệt mỏi là các triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm, xảy ra khi cơ thể giải phóng chất trung gian hóa học cytokine vào tuần hoàn.

Mệt mỏi

Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm thường cảm thấy chán ăn và mệt mỏi.

Khi vi sinh vật có hại xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ khởi động một loạt các phản ứng chống lại tác nhân gây bệnh.

Đầu tiên, cơ thể giải phóng cytokine. Chất này có nhiều vai trò khác nhau, trong đó, quan trọng nhất là điều hòa phản ứng miễn dịch bằng cách chỉ huy các tế bào đặc hiệu hoạt động. 

Bên cạnh đó, cytokine còn gửi tín hiệu lên não và gây ra các triệu chứng như chán ăn, đau mỏi. 

Những triệu chứng này cho thấy cơ thể đang tập trung ưu tiên năng lượng cho việc chống nhiễm khuẩn thay vì thực hiện các chức năng khác như tiêu hóa thức ăn.

Khi đó, bạn thực sự cần được nghỉ ngơi.

Kết luận:

Cytokine là một chất trung gian hóa học đóng vai trò quan trọng trong điều hòa các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Sự xuất diện của chất này cũng gây ra một số triệu chứng bệnh lý như mệt mỏi và chán ăn.

Đau cơ

Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm có thể gặp phải triệu chứng đau nhức cơ. Nguồn ảnh: Reflexology.comBệnh nhân ngộ độc thực phẩm có thể gặp phải triệu chứng đau nhức cơ. Nguồn ảnh: Reflexology.comNgộ độc thực phẩm dẫn đến tình trạng viêm niêm mạc đường tiêu hóa. Khi đó, các chất trung gian hóa học như histamine sẽ được giải phóng vào máu, gây giãn mạch, tăng lượng bạch cầu đến mô viêm làm đẩy nhanh quá trình lành thương.  

Tuy nhiên, histamine cùng với cytokine có thể đi đến các bộ phận khác của cơ thể và kích thích thụ thể thần kinh. Do đó, bệnh nhân ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện những cơn đau cơ âm ỉ.

Kết luận:  

Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm có thể gặp phải triệu chứng đau nhức cơ. Nguyên nhân là do phản ứng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.

Tổng kết

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm bạn nên rửa tay thường xuyên và tuân thủ các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm như làm sạch nhà bếp, chuẩn bị và chế biến thức ăn đúng cách. 

Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm thường không nghiêm trọng và tự khỏi sau vài ngày.

Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, cố gắng bổ sung đủ nước hoặc sử dụng các loại thuốc không kê đơn theo lời khuyên của dược sĩ. 

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân cần đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. 

Xem thêm: 

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT