Thủy ngân là một nguyên tố hóa học tồn tại ở nhiều dạng trong nước, không khí và đất. Nó được tìm thấy dưới dạng nguyên tố trong vỏ trái đất, dạng hợp chất thủy ngân vô cơ như muối thủy ngân và hợp chất thủy ngân hữu cơ như metylmercury. ...


Trong số tất cả các nguồn, rất có thể bạn đã tiếp xúc với methylmercury trong chế độ ăn uống của mình. Methylmercury hình thành khi thủy ngân vô cơ trong không khí kết hợp với phân tử hữu cơ như carbon, gắn vào các giọt nước và xâm nhập vào đất, hồ, sông hoặc đại dương, làm ô nhiễm nguồn thực phẩm. 

Nếu nó xâm nhập vào đất có thể gây ô nhiễm cho cây trồng trong khu vực. Nếu nó đi vào nước có thể tích tụ trong hải sản, với những loài hải sản lớn thường chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn.

Tại sao nên tránh thủy ngân

Thủy ngân là một kim loại độc hại gây ra các ảnh hưởng sức khỏe khác nhau nếu hàm lượng tiếp xúc vượt quá ngưỡng cho phép. Các ảnh hưởng này phụ thuộc vào loại thủy ngân, tuỳ theo bạn có nhạy cảm với các tác động hay không và thời gian tiếp xúc với kim loại nặng này là bao lâu.  

Tiếp xúc với methylmercury trong thực phẩm có thể gây ra các vấn đề về thần kinh và hành vi, chẳng hạn như sau:

  • Lo lắng
  • Thay đổi tâm trạng
  • Vấn đề về trí nhớ
  • Run rẩy
  • Tê hoặc cảm giác như kim châm
  • Mất khả năng vận động
  • Khó thở
  • Suy giảm thị lực và khả năng nói 
  • Yếu cơ
  • Đi lại khó khăn

Nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao, thủy ngân trong thực phẩm hoặc các nguồn khác có thể tác động nghiêm trọng đến thận, phổi, đường tiêu hóa hoặc hệ thống tim mạch, thậm chí gây tử vong.

Hàm lượng thuỷ ngân an toàn đối với thực phẩm 

Ăn các loại thực phẩm như cá và hải sản là rất quan trọng vì chúng cung cấp nhiều omega - 3, vitamin D, vitamin B12 và các chất dinh dưỡng khác. Mặc dù không muốn ăn thực phẩm chứa nhiều thủy ngân nhưng bạn vẫn nên ăn hải sản để tận hưởng những lợi ích về sức khỏe. 

Mức an toàn để tiêu thụ hải sản là 1 phần triệu (ppm) thủy ngân mỗi tuần. Để duy trì mức thấp hơn ngưỡng này, hãy chọn hải sản ít thủy ngân và duy trì mức sử dụng một hoặc hai bữa mỗi tuần.

Thực phẩm có thủy ngân 

Mặc dù có thể ăn một lượng nhỏ thủy ngân từ lương thực, nhưng mức độ phơi nhiễm thuỷ ngân cao nhất là từ một số loại cá. Nguồn ảnh: webmd.comMặc dù có thể ăn một lượng nhỏ thủy ngân từ lương thực, nhưng mức độ phơi nhiễm thuỷ ngân cao nhất là từ một số loại cá. Nguồn ảnh: webmd.com

Hầu hết các nguồn thực phẩm chứa nhiều thủy ngân đến từ các loài nước mặn như cá và các động vật biển khác, nhưng cá nước ngọt cũng chứa thủy ngân. Mặc dù bạn có thể ăn một lượng nhỏ thủy ngân từ thực phẩm, nhưng mức độ phơi nhiễm cao nhất là từ một số loại cá.

Dưới đây là tám loại thực phẩm nên tránh để giảm tiếp xúc với thủy ngân trong chế độ ăn. 

Cá kiếm

Là loài cá săn mồi sống ở một số đại dương và là một trong những nguồn chứa thủy ngân cao nhất. Nó có chỉ số thủy ngân trung bình là 0,995 ppm và chỉ số cao nhất là 3,22 ppm.

Cá mập 

Cá mập có lượng thủy ngân cao tương tự như cá kiếm. Là loài săn mồi, cá mập thường có chỉ số thủy ngân trung bình là 0,979 ppm, chỉ số cao hơn có thể đạt 4,54 ppm.

Cá đầu vuông

Cá đầu vuông thường sống ở hai khu vực chính: Đại Tây Dương và Vịnh Mexico. Cá đầu vuông ở Vịnh Mexico có hàm lượng thủy ngân rất cao với chỉ số trung bình là 1,123 ppm và chỉ số cao nhất là 3,73 ppm. Trong khi cá đầu vuông ở bờ biển Đại Tây Dương có chỉ số trung bình thấp hơn là 0,144 ppm và có thể đạt tới 0,533 ppm. 

Cá thu vua

Tiếp theo là cá thu vua, chỉ số trung bình là 0,73 ppm thủy ngân. Loài này có thể đạt 1,67 ppm trong một số trường hợp.

Cá ngừ mắt to

Là loài cá ngừ lớn thứ hai sau cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to có thể chứa lượng thủy ngân trung bình là 0,689 ppm và chỉ số cao nhất là 1,816 ppm.

Cá cờ

Loài bơi nhanh này có thể tích lũy chỉ số thủy ngân trung bình là 0,485 ppm và có thể đạt tới chỉ số 0,92 ppm.

Cá tráp cam

Cá tráp cam là loài sống ở biển sâu có thể sống từ 100 năm trở lên. Tuổi thọ kéo dài này dẫn đến hàm lượng thủy ngân cao, với chỉ số trung bình là 0,571 ppm và các phép đo cao nhất là 1,12 ppm.

Cá vược Chile

Một loài sinh trưởng chậm, cá vược Chile sống ở vùng nước sâu và có thể đạt đến 50 năm tuổi. Nó có chỉ số thủy ngân trung bình là 0,354 và có thể đạt tới 2,18 ppm thủy ngân.

Các giải pháp thay thế để giảm tiếp xúc với thủy ngân

Dưới đây là bốn loại hải sản có chứa ít thủy ngân hơn.

Tôm

Đây là một nguồn cung cấp astaxanthin, một loại carotenoid có thể hỗ trợ hệ thần kinh và cơ xương. Tôm cũng là một nguồn cung cấp selen, vitamin B12, đồng và axit béo omega - 3. Chỉ số thủy ngân trung bình là 0,009 ppm với các phép đo cao hơn là 0,05 ppm.

Cá hồi 

Cá hồi nuôi cũng có omega - 3 nhưng cá hồi đánh bắt tự nhiên là nguồn cung cấp dồi dào axit béo tốt cho tim và não này. Cá hồi có chỉ số thủy ngân trung bình là 0,014 ppm và có thể lên đến 0,086 ppm.

Hàu

Hàu rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D, selen, đồng, sắt, kẽm, omega - 3 và vitamin B12. Về thủy ngân, chúng có chỉ số trung bình chỉ 0,012 ppm với phép đo cao nhất là 0,25 ppm.

Sò điệp 

Sò điệp là một loại hải sản giàu chất dinh dưỡng như vitamin B12, axit béo omega - 3 và selen. Chúng cũng là một nguồn cung cấp iốt, phốt pho và protein. Sò điệp là một trong những loài có lượng thủy ngân thấp nhất với lượng trung bình là 0,003 ppm và lượng cao hơn là 0,033 ppm.

Các chủ đề liên quan: Thuỷ ngân; hàu; cá hồi; tôm; Khó thở; Yếu cơ, ngộ độc thủy ngân, dinh dưỡng

Tags:

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT