Ngộ độc thực phẩm là một bệnh lý tiêu hoá. Tình trạng này khiến cơ thể rất mệt mỏi và khó chịu vì liên tục phải vào nhà vệ sinh. Điều này đặc biệt bất lợi với những người đang nuôi con nhỏ. ...

Những người đang nuôi con bằng sữa mẹ thường tự hỏi rằng liệu họ có thể cho con bú trong giai đoạn này hay không. 

Đó là những thắc mắc thường thấy vì bà mẹ không muốn có bất kỳ chất nào trong sữa gây hại cho em bé. May mắn thay, trong một nghiên cứu vào năm 2017, các tác giả cho rằng ngộ độc thực phẩm không ảnh hưởng đến sữa mẹ và bạn có thể tiếp tục cho con bú trong thời gian này. 

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm là một bệnh lý lây truyền qua đường ăn uống. Nguồn ảnh: Thenewyorktimes.comNgộ độc thực phẩm là một bệnh lý lây truyền qua đường ăn uống. Nguồn ảnh: Thenewyorktimes.comTheo trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kì (CDC - Centers for Disease Control and Prevention), ngộ độc thực phẩm là một bệnh lý lây truyền qua đường ăn uống. 

Các chuyên gia khuyên rằng các bà mẹ mắc phải tình trạng này nên bổ sung đủ nước cho cơ thể và cho con bú bình thường. Nguyên nhân là do trẻ cần sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng cũng như bổ sung nước khi bị tiêu chảy.

Cho con bú khi mẹ bị ngộ độc thực phẩm có gây ra những ảnh hưởng tiêu cực hay không?

Ngộ độc thực phẩm thường cũng gây ra tình trạng mất nước và mất sữa ở những bà mẹ đang cho con bú. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.comNgộ độc thực phẩm thường cũng gây ra tình trạng mất nước và mất sữa ở những bà mẹ đang cho con bú. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.comKhông bà mẹ nào muốn con mình phải tiếp xúc với các mầm bệnh nguy hiểm. Vì vậy, họ vẫn sẽ tìm hiểu kĩ về những rủi ro tiềm ẩn của việc cho con bú khi bị ngộ độc thực phẩm, mặc dù các chuyên gia đã khẳng định điều này là an toàn.

Những ảnh hưởng của ngộ độc thực phẩm đối với phụ nữ đang cho con bú

Ngộ độc thực phẩm gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hoá, nhưng chúng thường biến mất sau vài ngày. Đối với người cao tuổi, bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc phụ nữ mang thai, các triệu chứng của bệnh có thể nghiêm trọng hơn và cần được thăm khám ngay lập tức.

Điều quan trọng là ngay cả những trường hợp ngộ độc thực phẩm thông thường cũng gây ra tình trạng mất nước, vì vậy một số bà mẹ nhận thấy lượng sữa bị giảm đi. 

Tuy nhiên, tình trạng trên chỉ là tạm thời. Họ chỉ cần bổ sung đủ nước và cho con bú thường xuyên để sữa về nhiều hơn. 

Những ảnh hưởng của ngộ độc thực phẩm đối với em bé

Theo CDC Hoa Kì, những bà mẹ bị ngộ độc thực phẩm vẫn có thể cho con bú, bởi vì hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh đều không đi vào sữa mẹ.

Tuy nhiên, em bé có thể bị ngộ độ nếu ăn hay uống phải các loại thực phẩm nhiễm khuẩn.

Trẻ bú mẹ sẽ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và tăng cường khả năng đề kháng.

Cách xử trí ngộ độc thực phẩm ở phụ nữ cho con bú

Hãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi nôn, trước khi tiếp xúc hoặc cho bé bú. Nguồn ảnh: CDC.govHãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi nôn, trước khi tiếp xúc hoặc cho bé bú. Nguồn ảnh: CDC.govNgộ độc thực phẩm không phải là một bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn cần nắm được các cách xử trí phù hợp để đảm bảo sức khỏe bản thân và em bé. 

Bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây: 

  • Uống đủ nước. Mất nước là vấn đề lớn nhất mà bạn có thể gặp phải khi bị ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, hãy bổ sung đủ nước và các chất điện giải cho cơ thể.
  • Tránh sử dụng Pepto Bismol. Những bà mẹ đang cho con bú nên sử dụng các loại thức uống có bổ sung chất điện giải. Tuy nhiên, họ cần tránh những sản phẩm có chứa bismuth subsalicylate như Pepto Bismol. 
  •  Đi khám bác sĩ. Nếu bạn bị sốt dai dẳng, mất nước nghiêm trọng hoặc các triệu chứng khác của bệnh kéo dài hơn 24 giờ, hãy đi khám bác sĩ ngay. Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các loại thuốc phù hợp với phụ nữ đang cho con bú. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những  thông tin này trên các trang web tin cậy.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi nôn, trước khi tiếp xúc hoặc cho bé bú.
  • Giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm.Khử trùng mọi bề mặt tiếp xúc như tay nắm cửa, nhà vệ sinh và công tắc đèn. Vệ sinh kĩ khu vực nấu ăn. Quan trọng nhất là bạn cần khử trùng những vật dụng của bé như núm vú hoặc ti giả.

Chăm sóc bản thân khi bị ngộ độc thực phẩm

Hầu hết các triệu chứng của bệnh như buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau bụng có thể tự khỏi trong vòng từ 1 đến 2 ngày. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.comHầu hết các triệu chứng của bệnh như buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau bụng có thể tự khỏi trong vòng từ 1 đến 2 ngày. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.comHãy đảm bảo sức khỏe của chính bản thân mình để có thể chăm sóc tốt cho bé. 

Hầu hết các triệu chứng của bệnh như buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau bụng có thể tự khỏi trong vòng từ 1 đến 2 ngày.

Tuy nhiên, bạn cần đến khám bác sĩ ngay nếu gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Đại tiện ra máu
  • Sốt cao trên 38.5°C
  • Nôn nhiều
  • Mất nước
  • Tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày 

Nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm là các loại thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng như nôn, tiêu chảy và đau bụng.

Bệnh nhân ngộ độc sẽ không gặp phải triệu chứng rối loạn hô hấp như ho, hắt hơi, nghẹt mũi.

Hãy đến khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Tổng kết

Những phụ nữ bị ngộ độc thực phẩm thường lo lắng khi cho con bú sữa mẹ trong thời gian mắc bệnh. 

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng bạn hoàn toàn có thể cho con bú khi đang mắc phải bệnh lý này.

Sữa mẹ không chỉ an toàn cho trẻ mà còn bảo vệ chúng khỏi các vi khuẩn gây bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ thắc nào, hãy tìm đến các bác sĩ nhi khoa để được tư vấn. Khi bạn hoặc bé xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng hoặc bị mất nước nặng, hãy đến khám bác sĩ ngay để được điều trị.

Xem thêm: 

Elite author
We always feel that we can do better and that our best piece is yet to be written.
Tất cả bài viết
BÀI VIẾT MỚI NHẤT